Thế nào là dạ dày? Phân loại, vị trí và chức năng của dạ dày

1. Tìm hiểu về dạ dày

Dạ dày còn gọi là bao tử là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là:

Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị

Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Giải phẫu của dạ dày thực hiện 2 chức năng trên:

Để thực hiện chức năng thứ nhất thì dạ dày cấu tạo từ cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp.

Chức năng thứ hai dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa

Dạ dày hay còn gọi là bao tử

Dạ dày hay còn gọi là bao tử

2. Phân loại

Ở động vật, có các loại dạ dày như sau:

- Dạ dày đơn: Dạ dày của người; động vật ăn thit...

- Dạ dày kép: Dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê cưu..). Ở các loài chim và gia cầm, dạ dày gồm có dạ dày cơ và dạ dày tuyến.

- Dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép như dạ dày của lợn. Ở dạ dày lợn, phía trái của thượng vị có phần manh nang lồi ra. làm cho dạ dày có 5 vùng: Vùng thực quản, thượng vị, thân vị, hạ vị, manh nang.

3. Vị trí dạ dày nằm ở đâu?

Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, nó nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non Hình dáng dạ dày giống như một cái túi hình chữ J, dung tích  khoảng 4-4,5l nước.

Dạ dày có chức năng nghiền và phân hủy thức ăn

Dạ dày có chức năng nghiền và phân hủy thức ăn

4. Chức năng của dạ dày

Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày.

Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị.

Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. 

Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể.

Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật