Tìm hiểu tim là gì? Tim người có cấu trúc như thế nào?

Tim là gì?

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật với chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất tim có chức năng hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2. Trong cơ thể người, vị trí trái tim nằm ở khoang giữa trung thất trong ngực.

Tim

Cấu trúc của tim

Trong cơ thể người, động vật có vú và các loài chim, tim được chia thành bốn phần: tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải ở nửa trên; tâm thất trái và tâm thất phải ở nửa dưới. Thường tâm nhĩ phải và tâm thất phải được gộp vào gọi là nửa bên phải và phần kia được gọi là nửa bên trái của tim.

Tim cá có hai ngăn, một tâm nhĩ và một tâm thất, trong khi tim các loài bò sát có ba ngăn. Tim hoạt động theo cách thức máu chảy qua tim theo một chiều do van tim ngăn máu chảy ngược. Tim được bao bọc trong một túi bảo vệ, gọi là màng ngoài tim có chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn. Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị cơ tim và màng trong của tim.

Cấu trúc của tim

1. Vách tim

Lớp của thành tim, bao gồm nội tạng và thành màng ngoài tim. Vách tim được cấu tạo từ ba lớp: bên trong màng trong tim, giữa cơ tim và bên ngoài thượng tâm. Chúng được bao quanh bởi một túi đôi membraned gọi là màng ngoài tim.

2. Hệ thống van tim

Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ chim).

Van tim

Hệ thống van tim

3. Sợi cơ tim

Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động.

4. Hệ thống dẫn truyền

Gồm các tế bào mãnh có khả năng phát nhịp (pacemaker) cho toàn bộ tim, chúng tạo thành hệ thống dẫn truyền, dẫn truyền điện thế qua cơ tim. Hệ thống dẫn truyền này đảm bảo cho các buồng tim co rút đồng bộ, gồm:

Nút xoang nhĩ: Còn gọi là nút Keith- Flack, nằm ở cơ tâm nhĩ, chổ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhĩ phát xung khoảng 80- 100 lần/phút, là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sự chi phối của sợi giao cảm và dây phó giao cảm (dây X).

Nút nhĩ thất: Còn gọi là nút Aschoff - Tawara, ở phía sau bên phải vách liên nhĩ, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Phát xung 40 - 60 lần/phút, được chi phối bởi dây giao cảm và dây X.

Bó His: Hay bó nhĩ thất, nằm gần vách nhĩ thất, gồm 2 bó His phải và trái.

Mạng lưới Purkinje: Nằm ở dưới lớp nội tâm mạc của 2 buồng tâm thất.

Hệ thần kinh

Chi phối tim là hệ thần kinh thực vật.

Dây X phải chi phối cho nút xoang và dây X trái chi phối nút nhĩ- thất. Các sợi phó giao cảm đến cơ nhĩ chứ không đến cơ thất.

Dây giao cảm đến đáy tim theo mạch máu lớn, sau đó phân thành mạng vào cơ tim, thường là theo sau mạch vành.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật