Những điều cần biết về hiến tạng và chăm sóc sau hiến tạng
1. Những bộ phận cơ thể có thể được hiến
Các tạng và mô chính của cơ thể có thể được hiến gồm tim thận, phổi tụy gan ruột giác mạc da, gân, xương và van tim
2. Không có giới hạn về tuổi đối với người hiến tạng
Không có giới hạn về tuổi của người hiến tạng, bất cứ ai cũng có thể hiến tạng. Điều duy nhất người hiến cần đáp ứng là các tiêu chí y tế. Bác sĩ cần kiểm tra và đưa ra xác nhận nếu các tạng và mô phù hợp với việc cấy ghép.
3. Các tạng cần ở trong điều kiện sức khỏe tốt
Để hiến bất cứ tạng nào, các tạng được hiến cần đảm bảo sức khỏe và hoàn toàn phù hợp. Các bác sĩ cần kiểm tra kĩ trước khi chấp thuận lấy tạng.
4. Thủ tục hiến tạng
Nếu bạn đã sẵn sàng hiến tạng một cách tự nguyện và nhận được sự đồng ý của gia đình, tất cả những việc cần làm là đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
Hiến tạng là một trong những nghĩa cử cao đẹp nhất con người có thể thực hiện
5. Các trường hợp hiến tạng
Trong trường hợp một người bị tai nạn dẫn đến chết não và nếu các thành viên gia đình đồng ý, các tạng có thể được đưa ra khỏi người chết não và hiến tặng. Trong trường hợp khác, với những người có cả hai thận bị tổn hại, một thành viên trong gia đình hoặc người thân có thể tặng một quả thận cho họ…
Sau phẫu thuật hiến tạng, người hiến tạng cần lưu ý những điều sau:
Tránh tập thể dục quá mức như nâng vật nặng sau phẫu thuật.
Kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu kiểm tra huyết áp 3 tháng/lần trong 1 năm sau phẫu thuật.
Qua thời gian 1 năm, người hiến tạng nên kiểm tra thường xuyên 1 lần/1 năm.
Sau phẫu thuật, người nhận tạng cần lưu ý những điều sau:
Với người nhận tạng, chăm sóc thích hợp sau khi phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Cơ thể cần thời gian để thích nghi với một cơ quan từ bên ngoài và do vậy bệnh nhân cần dùng các thuốc rất mạnh.
Hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với tạng mới và không dễ chấp nhận nó. Do vậy bệnh nhân cần dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Những thuốc này rất mạnh và làm tăng độ nhạy với nhiễm trùng ở bệnh nhân.
Trong vài tháng đầu tiên, cần tránh những khu vực đông người để tránh nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng Ngoài ra bệnh nhân không nên ăn thực phẩm bên ngoài ít nhất cho tới khi cơ thể thích nghi với cơ quan mới. Mức độ sẽ giảm dần trong vòng 1 năm.
Người bệnh nên kiểm tra thường xuyên:
2 lần/tuần trong 3 tháng đầu,
1 lần/tuần trong 3 tháng tiếp theo,
1 lần/2 tuần trong 3 tháng tiếp theo,
1 lần/tháng trong 3 tháng tiếp theo,
1 lần/3 tháng trong suốt cuộc đời.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của ghép tạng là tư vấn. Không chỉ người cho hoặc người nhận cần được tư vấn về nguy cơ của ghép tạng mà gia đình của bệnh nhân cũng cần được biết những điều này.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:08 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:09 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:01 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023