Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất
Không may bị đâm hay bị giẫm phải vật nhọn, có thể chỉ chị trầy xước hay chảy một ít máu nhưng không nên chủ quan vì chưa thể biết vật đâm có gây nhiễm trùng hay nhiễm bệnh gì đó không.
Kim tiêm, gai, đinh, mảnh thủy tinh khi đâm vào da thịt sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau đớn ngay tức thì. Nhưng hãy bình tĩnh để xử lý từng bước một để tránh nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh.
Nếu vô tình bị vật nhọn đâm vào, dù vết thương nhỏ hay lớn thì cũng nên xử lý đúng cách
1. Xử lý vật đâm
Nhiều người sẽ rút vật đâm ra ngay lập tức nhưng chỉ nên làm thế nếu nó nhỏ và đâm không sâu (không quá 1 cm). Hãy chắc rằng sẽ không còn mảnh vụn li ti nào trong vết thương vì chúng có thể sẽ gây nhiễm trùng về sau.
Còn nếu bị đâm sâu và vết đâm lớn, rút ra ngay sẽ khiến máu chảy nhiều hơn, khó cầm máu Ép chặt vết thương lại để ngăn máu bớt chảy. Dùng vải buộc tạm rồi nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Hạn chế tối đa việc vận động mạnh, di chuyển nhiều.
2. Cầm máu
Nếu vết thương chảy ít máu, cứ để máu chảy 1-2 phút để rửa sạch bụi bẩn lúc vật nhọn đâm vào. Dùng bông gạc, nếu không có thì dùng vải sạch ấn trực tiếp vào chỗ bị đâm cho máu không chảy nữa đông lại ở đầu vết thương.
Phải rửa sạch bụi bẩn nước vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Hãy dùng nước muối ấm để làm sạch.
3. Băng bó vết thương
Nhiều người thường không băng bó vết thương vì nghĩ rằng nó không quá nặng. Nhưng tốt nhất hãy băng lại để tránh nhiễm trùng và bụi bẩn xâm nhập về sau, nhất là khi bị đâm ở lòng bàn chân hoặc tay.
Sau khi rửa vết thương, đợi khô hẳn rồi dùng băng gạc sạch băng bó lại. Thay băng mỗi ngày để đảm bảo vết thương sạch và nhanh lành.
4. Nếu vết thương bất thường
Đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ khi:
- Vết thương lớn, vật đâm sâu, chảy nhiều máu lâu ngừng.
- Sau khi băng bó vài ngày mà huyết tương chảy ra có mùi lạ, vết thương sưng, đỏ, tấy, có mủ.
- Mảnh vỡ, dị vật vẫn còn trong vết thương (sờ thấy gai và đau nhói).
- Đi tiêm phòng uốn ván nếu cần.
5. Xử lý vết thương khi nghi vấn vật nhọn có thể bị nhiễm HIV
Khi giẫm hoặc bị kim tiêm đâm phải, nạn nhân thường vô cùng lo lắng. Hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau:
- Rút ngay kim tiêm ra.
- Để máu tự chảy, có thể vuốt nhẹ cho máu chảy ra. Tuyệt đối không nặn máu vì sẽ tác động đẩy vi-rút (nếu có) đi vào cơ thể nhanh hơn.
- Dùng nước sạch xả vào vết thương cho đến khi hết chảy máu
- Tuyệt đối không cầm máu hoặc bịt chặt vết thương.
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông rồi dùng dung dịch sát khuẩn như Javel 1/10 cồn 70 độ ít nhất 5 phút.
- Đến ngay cơ sở y tế để làm các biện pháp xử lý cần thiết.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:06 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:07 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:07 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
- Cách khắc phục dị ứng ở mắt bạn nhất định phải biết (Thứ Ba, 15:35:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023