Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong cơ thể
Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu ăn nho khô mỗi ngày?
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng uống sữa và các sản phẩm từ sữa?
Dị vật trong cơ thể là một chất hoặc một vật lạ nằm bất thường ở một cơ quan, một lỗ hay một ống dẫn của cơ thể...
Trong chiến tranh, dị vật thường do các mảnh kim loại bắn vào và lưu giữ bên trong cơ thể, thường gặp là các mảnh kim khí, nhiều trường hợp có thể tồn tại lâu năm trong các tổ chức, cơ quan của cơ thể trước khi được lấy ra.
Trong thời bình, dị vật thường gặp ở trẻ em do vật lạ vào cơ thể qua các hốc tự nhiên như tai, mũi, đường tiêu hóa, đường hô hấp, trực tràng, âm đạo… Dị vật ở người lớn thường do chấn thương, tai nạn lao động khiến các mảnh kim loại vỡ ra từ thiết bị, máy móc bắn vào cơ thể.
Nhiều trường hợp dị vật vào cơ thể một cách hy hữu như sự việc gần đây:
Một thiếu nữ ở Kyrgyzstan suýt mất mạng vì thói quen nhai tóc từ nhỏ, cô được phát hiện có búi tóc trong dạ dày nặng tới gần 4 kg. Tương tự, cô gái 19 tuổi người Ấn độ từng được các bác sĩ lấy ra từ dạ dày một búi tóc nặng 1,8 kg.
Khối tóc được lấy ra từ bụng cô gái người Kyrgyzstan
Một người đàn ông Trung Quốc có chiếc kim trong dạ dày tới 40 năm hay sự việc gần đây khi một cháu bé 2 tuổi ở Long Biên - Hà Nội được phát hiện có 1 cục pin găm vào thành thực quản...
Cục pin tròn găm vào thành thực quản (trái) và sau khi được gắp ra từ cháu bé 2 tuổi ở Long Biên - Hà Nội (phải)
Có thể nói trường hợp dị vật vào cơ thể là khá đa dạng và theo nhiều cách thức khác nhau. Nuốt phải dị vật là một trong những cấp cứu thường gặp, ở Mỹ có khoảng 80.000 trường hợp cấp cứu mỗi năm liên quan đến dị vật xảy ra ở người dưới 19 tuổi.
Nguyên nhân:
Dị vật vào cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: thông thường là do tai nạn trong lao động và sinh hoạt làm cho 'vật lạ' từ bên ngoài xâm nhập vào tổ chức phần mềm hoặc cơ quan bên trong cơ thể, do vết thương hỏa khí trong chiến tranh, do ham muốn tình dục quá mức, do sơ ý của cha mẹ, người thân khi để trẻ tò mò nghịch ngợm nên có thể nhét vật lạ vào lỗ tai, lỗ mũi, hoặc nuốt đồ chơi gây dị vật đường tiêu hóa, trẻ bị sặc có thể gây dị vật đường hô hấp, nhiều trường hợp có dị vật trong cơ thể do nguyên nhân rối loạn tâm thần hoặc tâm thần phân liệt.
Ảnh hưởng của dị vật tới sức khỏe:
Dị vật trong cơ thể đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào bản chất của dị vật, và các cơ quan mà dị vật cư trú, thời gian lưu lại trong cơ thể. Trong những trường hợp nhẹ, dị vật cư trú lâu dài trong cơ thể mà ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cũng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
- Dị vật ở mắt
Dị vật do đất, cát, bụi đá, bụi hạt… bắn vào mắt gây nên triệu chứng đỏ mắt, kích thích, nếu dị vật là những hạt sắc nhọn như mạt sắt, phoi kim loại có thể gây tổn thương, rách giác mạc, kết mạc, tổn thương những mạch máu nhỏ, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.
- Dị vật ở tai, mũi:
Thường gặp ở trẻ em dưới 4 tuổi, trẻ có thể đút những vật nhỏ vào trong lỗ tai, lỗ mũi… của mình, những vật được trẻ nhét vào có thể là hạt đậu, hạt ngô, hạt lạc, viên pin tròn nhỏ. Đôi khi cũng có thể thấy côn trùng bay vào tai, hay chui vào hốc mũi của trẻ. Dị vật trong tai, mũi có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng tới thính lực và khứu giác.
Khi thấy đau, giảm sức nghe, sưng một bên tai có thể là triệu chứng của dị vật trong tai. Đừng chủ quan và có thể nghĩ tới dị vật nếu thấy trẻ ngạt mũi, mũi tiết dịch mủ, trẻ đau trong hốc mũi.
- Dị vật đường tiêu hóa:
Dị vật tìm thấy trong đường tiêu hóa khá đa dạng, có thể thấy như đồng xu, xương động vật, hạt của các loại quả, viên bi, đồ chơi bằng nhựa, cục pin, kẹp ghim, nhẫn, cúc áo…
Một trong những biểu hiện của dị vật trong đường tiêu hóa là triệu chứng đau bụng, dị vật có thể gây viêm loét, gây tổn thương niêm mạc và xuất huyết tiêu hóa. Xuất huyết rất dễ xảy ra nếu dị vật có cạnh sắc nhọn. Dị vật đường tiêu hóa cũng có thể gây những biến chứng như tắc ruột.
Trong thực tế đã gặp những trường hợp dị vật đường tiêu hóa như hạt hồng xiêm gây tắc ruột và phải phẫu thuật. Người bệnh đến viện trong tình trạng buồn nôn, nôn, bụng chướng, sốt, có biểu hiện bụng ngoại khoa với triệu chứng tắc ruột và xử lý mổ cấp cứu. Nếu tắc có thể gây biến chứng như hoại tử ruột và phải cắt bỏ phần ruột hoại tử nếu người bệnh không đến viện sớm để được cấp cứu điều trị kịp thời.
Dị vật trong trực tràng cũng được ghi nhận, trong một số trường hợp dị vật qua khỏi dạ dày, ruột, và đại tràng nhưng lại mắc lại ở phần bóng trực tràng. Một số trường hợp có dị vật trong trực tràng do kích thích tình dục. Trung Quốc đã từng ghi nhận trường hợp một người đàn ông có dị vật là một con lươn nằm trong đại tràng và phải phẫu thuật cấp cứu vì lý do này.
Các triệu chứng của dị vật trực tràng tùy thuộc vào bản chất và kích thước của dị vật, thời gian lưu giữ trong cơ thể. Triệu chứng đau, buốt xuất hiện khi đi ngoài có thể là biểu hiện của mắc di vật ở trực tràng.
- Dị vật đường hô hấp:
Dị vật đường thở chủ yếu xảy ra ở trẻ em, trẻ nam thường gặp nhiều hơn trẻ nữ. Dị vật đường hô hấp có thể gây nên tử vong nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời. Bản chất của dị vật đường hô hấp cũng đa dạng, có thể là chất lỏng, đặc hay gặp trong những trường hợp sặc cháo, sặc bột, có thể là vật rắn cứng như hạt các loại, đồ chơi, xương động vật...
Tùy theo vị trí dị vật ở trên đường hô hấp mà có triệu chứng khác nhau, tuy nhiên có biểu hiện chung khi dị vật xâm nhập vào đường hô hấp là ho sặc sụa, khó thở, trường hợp nặng có thể tím tái, li bì và rất dễ tử vong do ngạt.
Xử trí ban đầu khi có dị vật trong cơ thể:
Dị vật trong cơ thể có thể ở nhiều vị trí khác nhau, vì vậy cách xử trí ban đầu với dị vật cũng khác nhau tùy theo đặc điểm tính chất tổn thương. Tuy nhiên có nguyên tắc chung đối với xử trí ban đầu các trường hợp là:
- Không nên lấy dị vật ra khỏi cơ thể trừ khi có thể lấy ra một cách dễ dàng mà không làm xuất hiện các tổn thương mới trừ trường hợp dị vật đe dọa chức năng sống.
- Ưu tiên duy trì chức năng sống, chức năng sinh tồn của người bị nạn nhất là trong trường hợp có dị vật đường thở. Nếu dị vật lớn ở phía ngoài có nguy cơ bít tắc thanh môn thì cần thò tay móc lấy dị vật để giải phóng chèn ép đường thở.
- Đưa người bị nạn để cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:01 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
- Cách khắc phục dị ứng ở mắt bạn nhất định phải biết (Thứ Ba, 15:35:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023