Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn (tiếng anh là bacteria) còn được gọi là vi trùng, thuộc loại sinh vật đơn bào, hoặc đa bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, phải nhìn bằng kính hiển vi.

Vi khuẩn được bao phủ bởi lớp màng tế bào bên trong màng là tế bào chất gồm 70% là nước và 30% là các enzyme (các protein mà tế bào tự tạo ra để dùng làm nguồn năng lượng). Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng cách phân bào ( một tế bào tách làm đôi ), vi khuẩn có tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh.

cấu tạo chung của 1 tế bào vi khuẩn

Cấu tạo chung một tế bào vi khuẩn

 Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau và được chia thành những loại và nhóm khác nhau, mỗi một nhóm có các đặc tính hoặc hình dạng riêng biệt.

Hình dạng phổ biến nhất là hình que, hình cầu, hình xoắn ốc, và trong những nhóm hình dạng này vi khuẩn có thể to, nhỏ, bầu dục, mập, dài, ngắn và thậm chí đầu này dày hơn đầu kia. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của vi khuẩn là do tất cả chúng có gien khác nhau (ADN). Vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở các dạng đơn bào hoặc thành nhóm như các chuỗi, các cặp và các cụm.

Vai trò của vi khuẩn

Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông nhất trong sinh giới, chúng có ở khắp mọi nơi, trong đất, nước và ở dạng cộng sinh với các sinh vật khác. Chỉ một giọt sữa chua có thể chứa 100 triệu vi khuẩn. Có khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn trong một gram đất và hàng triệu tế bào trong một mm nước ngọt Ước tính có khoảng 5×1030 vi khuẩn trên Trái Đất, tạo thành một lượng sinh khối vượt hơn tất cả động vật và thực vật.

Có nhóm vi khuẩn có lợi, có nhóm vi khuẩn có hại, nhưng vi khuẩn vẫn là nhân tố không thể thiếu của sự sống.

vi khuẩn là gì, vai trò của vi khuẩn

Vi khuẩn đường ruột

Hệ vi khuẩn đường ruột giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của người và động vật vi khuẩn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng quá trình hấp thu chất đường, đạm, béo sau khi đã đi qua ruột non đồng thời tổng hợp các sinh tố nhóm B, sinh tố K, thiết lập cơ sở hệ thống miễn dịch tại ruột và tăng cường miễn dịch toàn thân chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập qua hàng rào niêm mạc ruột.

Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tái chế chất Dinh Dưỡng như cố định nitơ từ khí quyển và gây thối rữa sinh vật khác. Vi khuẩn giúp hóa mùn cây cối và súc vật chết, giúp cho tiến trình lên men hiệu quả. 

Trong vùng dinh dưỡng quanh cách mạch nhiệt dịch và lỗ phun lạnh, vi khuẩn cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống bằng cách biến đổi các hợp chất hòa tan như hydro sulphua và metan thành năng lượng, chúng có thể phát triển mạnh ở nơi sâu nhất trên Trái Đất là rãnh Mariana. 

Vi khuẩn gây bệnh

Bên cạnh vai trò hết sức thiết yếu với sự sống, một số loại vi khuẩn là tác nhân gây bệnh như bệnh uốn ván thương hàn giang mai, tả, bệnh lây qua thực phẩm và lao. Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành bệnh toàn thân.

Các loại vi khuẩn chuyên gây bệnh phổ biến là nhiễm khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus), ngộ độc (Clostridium botulinum) bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae) loét dạ dày (Helicobacter pylori) còn gọi là vi khuẩn HP, bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) và bệnh dịch hạch (Yersinia pestis).

Bệnh do vi khuẩn lây nhiễm qua tiếp xúc, không khí thực phẩm nước và côn trùng.

Vi khuẩn gây viêm nhiễm nhưng diệt được mầm bệnh bệnh do bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng Thuốc kháng sinh được chia làm hai nhóm là diệt khuẩn (bacteriocide) và kìm khuẩn (bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân tán vào dịch cơ thể có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Các vắc-xin dành cho vi khuẩn như vắc-xin DPT chống bạch hầu ho gà và uốn ván đang được sử dụng phổ biến.

Phòng tránh các bệnh do nhiễm khuẩn?

Đảm bảo Lối Sống lành mạnh, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh sạch sẽ là cách hiệu quả nhất để phòng tránh Các Bệnh lây nhiễm do vi khuẩn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật