Bệnh uốn ván là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh. Đây là bệnh do 1 loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị cứng và tê liệt.

Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong khi cơ hô hấp ngưng hoạt động. Các loại uốn ván bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh (trẻ sơ sinh). Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có vacxin ngăn ngừa.

 

Bệnh uốn ván khiến cơ mặt co lại

Bệnh uốn ván khiến cơ mặt co lại

Triệu chứng thường gặp

Uốn ván toàn thân là loại phổ biến nhất.

Cơ của bạn có thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập.

Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi.

Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Một số người bị co giật cơ mạnh đau đớn khắp toàn thân.

Bệnh có thể bị nhẹ, vừa, hoặc nặng.

Uốn ván cục bộ không phổ biến. Triệu chứng xuất hiện ở các cơ gần vết thương.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

Nhiễm trùng vết thương, thường là vết thương hở, với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Bào tử xâm nhập vào vết thương trên da bạn, sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh.

Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não. Độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ. Cơ sẽ bị co giật nặng, bạn có thể ngừng thở và tử vong. Uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ sự nhiễm trùng do cắt dây rốntrẻ sơ sinh

Cần rửa vết thương cẩn thận

Cần rửa vết thương cẩn thận

Điều trị bệnh uốn ván

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh uốn ván:

- Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức

- GNên đi khám nếu bạn bị thương và không biết bạn có cần tiêm vacxin bệnh uốn ván hay không, bị co giậtkhó nuốt hoặc khó thở

- Nên tiêm phòng vacxin cho con bạn; bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ. Tiêm phòng đầy đủ. Người lớn nên tiêm phòng sau 10 năm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật