Sinh tố (Vitamin) là gì? Vai trò và phân loại sinh tố

SINH TỐ LÀ GÌ?

Tên tiếng Anh của sinh tốVitamin có nguồn gốc tiếng La Tinh “vita” có nghĩa là đời sống và amino là chất dinh dưỡng cần thiết Từ điển y học Webster định nghĩa vitamins là “một trong những chất hữu cơ, hiện diện với số lượng rất ít trong thực phẩm thiên nhiên và rất cần thiết cho sự chuyển hóa bình thường trong cơ thể”.

Sinh tố hay vitamin là gì, vai tròCác loại sinh tố (Vitamin) 

Sinh tố hay vitamin là những chất hữu cơ có phân tử thấp, chúng tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ thể, tham gia vào các men của các tổ chức trong cơ thể; tổng hợp, sử dụng và chuyển hoá các chất dinh dưỡng ở mức tế bào và phân tử. 

Hầu hết các sinh tố cần phải được cung cấp từ thức ăn, vì cơ thể con người không thể tổng hợp được, trừ hai sinh tố D và sinh tố K. Ðiều may mắn là trong thực phẩm có đủ các loại sinh tố, và có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

Vai trò của Sinh tố (Vitamin)

Theo các nhà y khoa học, số lượng sinh tố cần thiết cho cơ thể rất ít, tính theo phần ngàn của gram (milligram), đôi khi nhỏ hơn nữa, phần triệu của gram. Chẳng hạn như sinh tố C là sinh tố nên cung cấp cho cơ thể nhiều nhất, mà cũng chỉ có 60mg mỗi ngày, sinh tố B12 chỉ cần 6mcg/ ngày. 1mcg bằng 1/triệu gram. Mặc dù ta chỉ cần một lượng sinh tố rất nhỏ nhưng lượng nhỏ đó giữ vai trò rất quan trọng cho sự sinh tồn của cơ thể. Không có sinh tố thì những sinh vật cao cấp như loài người, không thể tồn tại.

Sau đây là một số công dụng của sinh tố (Vitamin):

  • Góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng.
  • Ðiều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt.
  • Giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng.
  • Giữ vai trò xúc tác trong các hệ thống sinh hóa và có nhiệm vụ biến năng lượng để giúp các tế bào và các mô hoàn hành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người;
  • Ngoài ra, sinh tố còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể sử dụng các khoáng chất, chất đạm, chất bột đường và nước.

Phân loại sinh tố (Vitamin)

Có 13 loại sinh tố (vitamin) với tên theo mẫu tự A, B, C, D, E, K…Ngoài tên theo mẫu tự, vài sinh tố có tên riêng như B1 còn gọi là thiamine B6 là pyridoxine.

Sinh tố được chia ra làm hai nhóm:

  • Nhóm hòa tan trong dầu mỡ là sinh tố A, D, E, K. Vì tan trong dầu nên nếu tiêu thụ quá nhiều, sinh tố sẽ được dự trữ trong mô bào béo và đôi khi có thể gây độc cho cơ thể.
  • Nhóm hòa tan trong nước là các sinh tố B (B1, B2, B3, B5, B6, B12), biotin, folacin, và sinh tố C. Tiêu thụ quá nhu cầu, các sinh tố này sẽ loại theo nước tiểu ra ngoài do đó tương đối ít gây nguy hại.

Sinh tố và thực phẩm

Mỗi loại thực phẩm có sinh tố theo tỷ lệ nhiếu ít khác nhau. Có thực phẩm hầu như không có một vài trong số 13 sinh tố cần thiết vừa kể.

Mỗi sinh tố có một nhiệm vụ riêng do đó sinh tố này không thay thế hoặc làm công việc của sinh tố kia.

Mặc dầu cơ thể cần sinh tố, nhưng sinh tố không thể thay thế thực phẩm Nếu thay thế được thì người ta đã không cần những bữa ăn rườm rà, thịnh soạn mà chỉ cần uống vài viên sinh tố.

Không có thực phẩm thì sinh tố không được cơ thể hấp thụ vào các hệ thống sinh hóa để làm nhiệm vụ biến năng . Do đó, nếu cần dùng thêm sinh tố thì nên uống vào bữa ăn.

Sinh tố không cung cấp năng lượng (calori) và không có khả năng tự nó làm tăng trưởng cơ thể như các chất đạm chất béo, carbohydrate, khoáng chất và nước.

Nước sinh tố

Nước sinh tố là một dung dịch tự nhiên chứa các mô từ trái cây hoặc các loại rau Nước sinh tố được tạo ra một cách máy móc bằng cách ép hoặc vắt hoặc giầm trái cây hoặc rau tươi không dùng nhiệt độ hay dung môi. Ví dụ, nước cam là một dung dịch được chiết ra từ trái cam Nước sinh tố có thể được tạo ra tại nhà từ rau quả tươi bằng cách dùng tay hoặc sử dụng những thiết bị điện tử.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật