Hạn chế lạm dụng kháng sinh cho trẻ như thế nào là đúng?

Chúng ta đều biết lạm dụng kháng sinh sẽ tác hại tới sức khỏe của trẻ không chỉ hiện tại mà còn lâu dài trong tương lai. Vậy làm sao để hạn chế việc sử dụng kháng sinh cho trẻ, các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu nhé.

Thực trạng lạm dụng kháng sinh

Một thực tế đang rất phổ biến ở rất nhiều gia đình có con nhỏ Con bị sốt ho cảm cúm cha mẹ tự ý dùng kháng sinh hoặc nếu không khi đến khám tại phòng khám tư cũng như bệnh viện công thường được bác sĩ kê đơn kháng sinh. Bệnh nhẹ thì kháng sinh uống, bệnh nặng dùng kháng sinh tiêm.

Nhiều bậc phụ huynh đang lạm dụng kháng sinh khiến trẻ mất dần khả năng miễn dịch.

Nhiều bậc phụ huynh đang lạm dụng kháng sinh khiến trẻ mất dần khả năng miễn dịch.

Việc kê đơn hoặc sử dụng nhiều kháng sinh đặc biệt phổ biến ở trẻ em lâu dần làm trẻ mất khả năng miễn dịch với các bệnh thông thường Việc lạm dụng kháng sinh còn có thể liên quan đến sự hình thành những siêu vi khuẩn kháng thuốc khiến cho những bệnh nghiêm trọng như viêm phổi khó điều trị hiệu quả.

Thế nào là sử dụng kháng sinh đúng cho trẻ?

Cha mẹ không nên thúc ép bác sĩ việc kê đơn để bé nhanh khỏi bệnh hay dứt điểm bệnh bằng mọi giá mà nên khuyến nghị bác sĩ cân nhắc lợi hại cho trẻ khi bác sĩ kê đơn một loại thuốc kháng sinh nào đó cho con mình Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế sau đây là những điểm cơ bản cha mẹ nên biết để có kiến thức sử dụng đúng kháng sinh cho con.

- Bệnh do virus không được dùng kháng sinh.

- Dùng đúng liều lượng, thời gian sử dụng, chỉ khi nào có biểu hiện trên lâm sàng, cận lâm sàng là đã khỏi bệnh mới thôi dùng thuốc

- Luôn theo dõi kết quả sử dụng, nếu không có kết quả phải xem lại chẩn đoán.

- Không phối hợp nhiều thuốc kháng sinh chỉ nên dùng loại phổ hẹp, tránh tạo ra vi khuẩn kháng thuốc tăng độc tính và tai biến.

- Phải luôn chú ý tai biến và tác dụng phụ của kháng sinh: Do nhiễm độc thuốc (suy gan thận thần kinh, tuỷ răng tai...), Do vi khuẩn (tạp khuẩn cộng tồn, loạn khuẩn, nội độc tố), tai biến chọn lọc (viêm gan mất bạch cầu suy tuỷ, điếc...).

- Khi tiêm thuốc kháng sinh cần làm test phản ứng và có đầy đủ các phương tiện cấp cứu tại chỗ.

Tăng cường miễn dịch giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, giảm tái phát bệnh đường hô hấp để hạn chế phải dùng kháng sinh

Tăng cường miễn dịch giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, giảm tái phát bệnh đường hô hấp để hạn chế phải dùng kháng sinh

Trẻ có sức đề kháng tốt là yếu tố quan trọng giúp trẻ chống chọi lại với các căn bệnh nhiễm trùng hạn chế phải sử dụng kháng sinh.

Tăng cường miễn dịch "trực tiếp" là cách tác động lên hệ miễn dịch tế bàokháng thể miễn dịch của trẻ, giúp hệ miễn dịch non yếu của trẻ tăng cường hoạt động hiệu quả hơn. Mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời điểm trẻ bị bệnh để trẻ nhanh hồi phục và giảm tái phát lần sau.

Nhóm chất Betaglucan được biết đến là hoạt chất giúp tăng cưỡng miễn dịch cho trẻ.

Nhóm chất Betaglucan được biết đến là hoạt chất giúp tăng cưỡng miễn dịch cho trẻ.

Một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch trực tiếp" hiệu quả và an toàn cho trẻ được biết đến hiện nay là nhóm chất Betaglucan. Trong nhóm Betaglucan này, chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan được xem là chất có hoạt lực tăng cường miễn dịch mạnh nhất. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan kích thích miễn dịch của cơ thể trẻ thông qua hệ miễn dịch đường ruột, làm tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu và kháng thể để chống chọi với tác nhân gây bệnh.

Chất này được khoa học chứng minh làm giảm đáng kể tần sất viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ và nhanh nhóng phục hồi sức khỏe của trẻ đang ốm. Vì vậy cha mẹ có thể dùng để phòng ngừa bệnh cho trẻ có sức đề kháng kém và tăng sức đề kháng cho trẻ trong các thời điểm bé bị ốm do thời tiết giao mùa

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật