Các loại thuốc chống dị ứng trên thị trường hiện nay

Các loại thuốc chống dị ứng luôn là ưu tiên hàng đầu để chúng ta sử dụng khi bị dị ứng. Những vết phát ban, mẩn ngứa, mề đay,... sẽ nhanh chóng bị xóa mờ khi chịu tác động của thuốc. Vậy trên thị trường hiện nay có những loại thuốc chống dị ứng nào???

Dị ứng là trạng thái phản ứng quá mức của cơ thể con người khi tiếp xúc với dị nguyên hay kháng nguyên vào lần thứ hai hoặc những lần sau đó Bạn có thể bị dị ứng với thức ăn hoa quả cây cỏ bụi bặm lông gia súc hóa chất vi khuẩn hay các loại thuốc điều trị bệnh Một đặc điểm của phản ứng dị ứng là có liên quan đến cơ địa thường gặp ở những người hay bị dị ứng; tiền sử gia đình có cha mẹ, anh chị em hay bị dị ứng

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng

Nếu phát hiện dị ứng bạn nên ngừng ngay việc tiếp xúc với các tác nhân mà bạn nghi ngờ khiến mình bị dị ứng Nếu nhẹ thì bạn có thể chỉ cần nghỉ ngơi là được, nhưng nếu nặng hơn bạn phải nhanh chóng điều trị bằng thuốc chống dị ứng.

Các loại thuốc chống dị ứng trên thị trường hiện nay

Nhóm thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin đường uống

- Gồm các dạng thuốc viên và dung dịch, được dùng trong các trường hợp ngứa, chảy nước mũi phát ban (nổi mề đay), bao gồm các thuốc như:

+ Terfenadine: Dạng viên 60mg và 120mg, có dạng hỗn dịch cho trẻ em dưới 12 tuổi. Hiện nay thuốc này cần được dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

+ Loratadine: Viên 10mg uống một viên/ngày vào bữa ăn sáng

+ Cetirizine: Dạng viên 10mg dùng 1 viên/ngày thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi.

Cetirizine là thuốc kháng histamin mạnh

Cetirizine là thuốc kháng histamin mạnh

- Một số thuốc kháng histamin đường uống có thể gây khô miệngbuồn ngủ, nhất là các kháng histamin thế hệ 1 như: Diphenhydramin, chlorpheniramin…

Các thuốc kháng histamin thường gây an thần bạn không nên dùng khi lái xe hoặc làm các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo.

 

Thuốc kháng histamin nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt kháng histamin có thể giảm bớt các triệu chứng như: Ngứa, tấy đỏ và sưng mắt.

Bạn có thể cần phải sử dụng những loại thuốc này nhiều lần trong ngày, bởi vì những tác động có thể kéo dài chỉ một vài giờ.

Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể bao gồm đỏ Mắt chảy nước mắt, nhức nhẹ hoặc đau đầu thuốc nhỏ mắt kháng histamin có thể làm tăng nguy cơ viêm mắt khi bạn đang đeo kính áp tròng

Thuốc kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi

Gồm các thuốc azelastine olopatadin… giúp giảm hắt hơi ngứa mũi hoặc chảy nước mũi nghẹt mũi

Thuốc azelastine dùng trong trường hợp quá mẫn

Thuốc azelastine dùng trong trường hợp quá mẫn

Khi dùng các thuốc này người bệnh có thể thấy có vị đắng trong miệng chóng mặt buồn ngủ hoặc mệt mỏi khô miệng nhức đầu rát mũi chảy máu mũi buồn nôn chảy nước mũi đau họng và hắt hơi

Nhóm thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid

Nhóm thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid khi sử dụng nhất định nhất định phải có đơn của bác sĩ, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi dùng các thuốc này cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như liệu trình điều trị. Thuốc bao gồm các loại như sau:

Thuốc dạng xịt mũi

Có tác dụng ngăn chặn và làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ứng giúp đỡ nghẹt mũi hắt hơi và ngứa, chảy nước mũi.

Trên thị trường bao gồm các loại thuốc như: fluticasone mometason, budesonide… Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể bao gồm mùi khó chịu, kích ứng mũi và chảy máu cam

Corticoid dạng hít

Các loại thuốc này thường được thực hiện trên cơ sở hàng ngày như là một phần của điều trị hen suyễn như: fluticasone budesonid, beclomethasone… Các tác dụng phụ có thể gây khô miệng, họng và nhiễm khuẩn nấm miệng

Beclomethasone phải có chỉ định của bác sĩ

Beclomethasone phải có chỉ định của bác sĩ

Dạng thuốc nhỏ mắt

Được sử dụng để điều trị kích ứng mắt nặng do sốt và viêm kết mạc dị ứng như: dexamethason fluorometholon, hay prednisolon…

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần lưu ý, thuốc có thể gây mờ mắt. Sử dụng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, bệnh tăng nhãn ápđục thủy tinh thể

Kem bôi da chứa corticoid

Bao gồm các thuốc như hydrocortison, triamcinolon, flucina… Đây là các thuốc hay được người dân tự ý mua về sử dụng, đôi khi không cần đơn của bác sĩ.

Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian trên 1 tuần cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da và đổi màu. Sử dụng lâu dài có thể gây mỏng da teo da….

Lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng

- Một số loại không nên dùng ban ngày

- Tránh dùng với bệnh nhân tim mạch

- Ngộ độc do quá liều

- Không trộn nhiều loại thuốc chống dị ứng

- Không uống chung với thuốc trị nấm

- Hạn chế tối đa dùng cho trẻ em

Các bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc chống dị ứng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân nhé.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật