Mẹo hay cần biết khi bị dị ứng mọi người chớ nên bỏ qua

Đây là một số cách để làm giảm cảm giác khó chịu khi bị dị ứng.

Chà xát

Thường dùng phương pháp này khi bị ngứa, mề đay mang tính cấp tính, thời tiết thay đổi hoặc do một nguyên nhân nào đó như thức ăn, hơi, khí... Dược liệu thường là kinh giới tươi hoặc khô.

Dùng phần kinh giới ở trên mặt đất, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa.

Xông

Những trường hợp chàm ngứa, chỗ da bị ngứa thường dày lên từng đám, thậm chí thâm tím lại, có nhiều mụn và rất ngứa, đôi khi ảnh hưởng đến toàn thân làm khó ngủ, kém ăn, người khó chịu, mệt mỏi.

Trường hợp này nên dùng phương pháp xông hơi thuốc đun sôi. Dược liệu là bèo cái (bỏ rễ), hoặc củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, thổ phục linh (thái phiến), lá ba chục, tất cả dùng dưới dạng tươi.

Khi xông hơi cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Một tuần xông 2-3 lần.

Một số cách khác

- Trường hợp dị ứng gây hen phế quản thì dùng lá táo chua 20 gr đem sắc (nấu) để uống, chia 2-3 lần uống hết trong ngày.

- Hạt củ cải 20 gr, vỏ quýt 4 gr, cam thảo dây 6 gr. Sắc nước, chia 2-3 lần dùng hết trong ngày.

- Trường hợp dị ứng gây mề đay thì dùng vị thuốc ké đầu ngựa 12 gr, đem sao cho cháy lông; kim ngân hoa 12 gr, cam thảo dây 6 gr. Đem nấu nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng đậu đen 50 gr sao cháy thành than, tán bột mịn, chia uống nhiều lần trong ngày.

- Dị ứng làm viêm mũi thì dùng vị thuốc ké đầu ngựa sao cháy lông, tán mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3 gr.

- Dị ứng gây chàm thì dùng vị thuốc thương truật 100 gr, hoàng bá 100 gr, phèn chua phi 6 gr. Đem tất cả tán thành bột mịn, hòa với dầu thực vật để bôi trên nơi tổn thương. Hoặc dùng lá tía tô khô 90 gr, lấy 30 gr sao khô, tán bột mịn, số còn lại sắc lấy nước đặc để rửa nơi tổn thương; sau đó rắc bột tía tô vào nơi tổn thương. Hoặc dùng hẹ 100 gr, giã lấy nước, thêm dầu vừng và chút muối ăn; bôi trên nơi tổn thương, ngày bôi 2-3 lần. Dùng cỏ nhọ nồi 100 gr, giã nát lấy nước cốt; dùng nước sôi để nguội rửa sạch sau đó bôi nước cốt cỏ nhọ nồi vào nơi tổn thương.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật