Gạo lứt và gạo trắng: Loại nào tốt hơn cho cơ thể?

Sự khác biệt dinh dưỡng giữa gạo lứt và gáo trắng

Gạo trắng là gạo bỏ vỏ trấu, cám và mầm. Do đó, gạo trắng thiếu đi một số chất chống oxy hóa, chất béo, chất xơ, vitamin B, khoáng chất và một lượng nhỏ protein. Nhiều loại gạo trắng đã được bổ sung dưỡng chất để thay thế cho phần bị mất trong quá trình chế biến.

Gạo lứt là loại chỉ bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn gạo trắng.

Hai loại gạo này có mức năng lượng tương đương nhau: 100g gạo trắng có 344 Kcal, còn 100g gạo lứt có 358 Kcal.

Sự khác biệt là lượng chất xơ trong gạo lứt cao hơn nhiều lần trong gạo trắng. Vì vậy, người ăn gạo lứt thường có cảm giác no lâu hơn, lượng đường trong máu không tăng, thích hợp với người có biểu hiện thừa cân, béo phì.

Loại gạo nào tốt hơn: Gạo lứt hay gạo trắng?

Mặc dù gạo lứt chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn so với gạo trắng tuy nhiên không thể khẳng định loại gạo nào tốt hơn. Việc sử dụng loại gạo nào trong bữa ăn hàng ngày phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, sở thích...

Gạo trắng mềm, dễ ăn nên thích hợp để sử dụng hàng ngày.

Trẻ nhỏ, người cao tuổi, người thể trạng yếu ớt, gầy gò, phụ nữ mang thai, người đang hồi phục sức khỏe sau khi mới ốm dậy nên ăn gạo trắng. Ăn gạo lứt trong thời điểm này sẽ tạo ra gánh nặng cho hế thiêu hóa.

Người bị bệnh thận nên hạn chế ăn gạo lứt vì loại này chứa nhiều phốt pho và kali hơn gạo trắng. Chế độ ăn uống của người bị suy giảm chức năng thận cần hạn chết cả hai chất nói trên. Do đó, trường hợp này, ăn gạo trắng sẽ tốt hơn.

Người mắc bệnh liên quan đến đường ruột như viêm túi thừa, tiêu chảy, người phẫu thuật dạ dày, ruột được đề nghị áp dụng chế độ ăn uống ít chất xơ nên sử dụng gạo trắng. Bởi cơm nấu từ gạo trắng ít chất xơ, dễ tiêu hóa hơn.

Ngược lại, người cần ăn nhiều chất xơ nên chọn gạo lứt.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật