4 thói quen ăn sáng làm "thủng" dạ dày, số 2 tưởng vô hại hóa ra lại "cực độc"

Nhịn ăn sáng

Vào buổi sáng, axit dịch vị trong dạ dày và các men tiêu hóa tăng lên để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn của bữa sáng. Nếu bạn để bụng rỗng, các chất này không có gì để tiêu hóa và sẽ trực tiếp bào mòn niêm mạc dạ dày. Quá trình nhịn ăn lâu dài sẽ từ từ phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra viêm loét hoặc thủng dạ dày.

Ăn sáng sau 9h

Từ 6-8h là thời điểm thích hợp nhất để bạn ăn sáng. Lúc này axit dạ dày tiết ra mạnh, việc tiêu thụ thực phẩm sẽ tốt cho dạ dày và sức khỏe. Ăn sáng sau 9h sẽ khiến bạn bị đầy bụng và ảnh hưởng đến việc ăn trưa.

Ngoài ra, bạn không nên ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy. Hãy uống một cốc nước ấm để kích hoạt lại hết thống tiêu hóa, thanh lọc cơ thể. Sau khi thức dậy khoảng 30 phút mới bắt đầu ăn sáng.

Vừa ăn vừa đi làm

Đây là thói quen của những người bận rội. Tuy nhiên, ăn sáng trên đường sẽ khiến thực phẩm dính phải bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi... Như vậy không chỉ mất vệ sinh mà thực phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vừa đi vừa ăn sáng sẽ làm hại đến dạ dày. Khi chúng ta ăn, thực phẩm được đưa xuống dạ dày để tiêu hóa. Nếu bạn vừa đi vừa di chuyển, quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng và gây ra ợ nóng, dầy bụng, buồn nôn...

Chọn sai thực phẩm ăn sáng

Một số người chọn đồ ăn vặt để thay cho bữa sáng. Tuy nhiên, chúng chủ yếu là các món đồ khô, không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đồ ăn vặt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, rất dễ gây ra tình trạng tăng cân nhưng vẫn thiếu chất.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng ăn sáng bằng hoa quả giúp giảm cân mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, duy trì việc này trong thời gian dài có thể gây thiếu protein và glycogen để cung cấp năng lượng cho não, từ đó sinh ra mệ mỏi.

Một bữa sáng đầy đủ phải có protein, vitamin và khoáng chất. Nghĩa là chúng ta phải nạp đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật