Cây chút chít - Thành phần hóa học và tác dụng điều trị bệnh ngoài da

Cây chút chít

Cây chút chít là một loài cây thân thảo sống lâu năm, mọc rất phổ biến tại các bãi cỏ ở phần lớn các khu vực của châu Âu và nó cũng được trồng làm một loại rau ăn lá. Nó là một loại cây thân mảnh cao khoảng 60 cm, với thân và lá chứa nhiều nước.

Nó có các cụm hoa xoắn màu lục ánh đỏ, nở vào giai đoạn tháng Sáu-Bảy. Lá thuôn dài, các lá phía dưới dài khoảng 7–15 cm, có hình gần giống mũi tên tại gốc lá và có cuống lá rất dài. Các lá phía trên không có cuống lá và nói chung có màu trở thành đỏ sẫm.

Tên gọi khác: Lưỡi bò, dương đề, thổ địa hoàng, phắc cát ngàn (Thái), mác sây (Tày)

Bộ phận dùng: Rễ và lá. Rễ thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái vào mùa xuân, hạ, dùng ngoài để tươi, dùng trong phơi khô.

Cây chút chít có tác dụng thanh nhiệt, trị các bệnh ngoài da

Cây chút chít có tác dụng thanh nhiệt, trị các bệnh ngoài da

Thành phần hóa học

Rễ và lá có anthraglucosid 3,0- 3,4%, trong đó ở dạng tự do 0,47% và dạng kết hợp 2,54%; tanin, nhựa.

Công dụng của cây chút chít

Chữa táo bón

Rễ chút chít có tác dụng thanh nhiệt, mát máu sát trùng nhuận trường… thường được sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọn ghẻ lở ngứa ngoài da, hắc lào, đầu có vẩy trắng; làm thuốc nhuận tràng

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, rễ cây chút chít có chứa anthranoi, tanin, và nhựa có tác dụng sát khuẩn cao.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật