Nâng mũi bằng kẹp: Đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy hại!
Nâng mũi tại Spa, cô gái bị nhiễm trùng, nguy cơ thủng vách ngăn mũi
Sửa mí mắt, phẫu thuật nâng mũi: Điều gì làm nên sự kỳ diệu?
Liệu phương pháp nâng mũi không phẫu thuật này có thực sự hiệu quả?
Tìm hiểu 'tuyệt chiêu' nâng mũi bằng kẹp
Đây là cách sử dụng một chiếc kẹp, được bán trên thị trường với giá khoảng 20 - 80.000 đồng, kẹp vào mũi trong thời gian từ 15 - 20 phút mỗi ngày. Theo quảng cáo của người bán hàng, sản phẩm này có tác dụng nâng mũi và làm thon gọn vùng mũi.
Những chiếc kẹp nâng mũi với giá rẻ bèo
Với thông tin quảng cáo như vậy, chắc hẳn các cô gái sẽ cảm thấy rất thích thú với phương pháp mới này. Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm đẹp này chưa hề được công nhận về tác dụng nâng mũi. Thậm chí, nó còn có thể để lại nhiều hậu quả xấu cho khuôn mặt của chúng ta.
Mũi cao hơn chỉ là 'ảo giác'
Tác dụng nâng mũi của loại kẹp này hoàn toàn không có cơ sở. Nguyên nhân là do mũi được cấu tạo từ xương và sụn mũi, việc tác động bằng ngoại lực để làm mũi cao lên gần như không thể xảy ra.
Sau khi sử dụng kẹp nâng mũi, có thể bạn sẽ có cảm giác là mũi của mình có sự thay đổi, cao hơn và thon gọn hơn nhưng trên thực tế, đó chỉ là ảo giác. Sau khi tháo kẹp ra chỉ khoảng 30 phút, sụn sẽ dần trở về cấu trúc ban đầu. Điều đó cũng có nghĩa là mũi bạn sẽ trở lại hình dáng ban đầu.
Theo các bác sĩ, loại kẹp mũi này chỉ có thể tác dụng vào phần sụn mềm, trong khi đó, hình dáng mũi cao hay thấp lại do xương mũi quyết định. Chính vì vậy, nâng mũi bằng kẹp là phương pháp không hề hiệu quả.
'Vạch trần' những hậu quả khi nâng mũi bằng kẹp
Nhưng đừng tin tưởng hiệu quả tốt mà giá lại quá rẻ
Đau nhức
Khi sử dụng kẹp nâng mũi, 2 cánh mũi bị thít chặt lại, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Nếu bạn kẹp quá chặt, nó còn có thể gây đau kéo dài và ảnh hưởng tới sức khỏe của khứu giác.
Tróc da, nổi mụn
Kẹp mũi thường xuyên rất dễ gây nên tình trạng tróc da ở vùng 2 bên cánh mũi. Thậm chí, nếu bạn mua phải loại kẹp trôi nổi, nó còn có thể gây viêm nhiễm da, dẫn đến nổi mụn ở vùng mũi và nhiều căn bệnh ngoài da khác.
Sử dụng kẹp để nâng mũi không phải là cách làm an toàn và hiệu quả. Vì vậy, lời khuyên cho chúng ta là không nên tham rẻ để phải nhận những hậu quả đáng tiếc.
- Liệt kê 10 lí do khiến các bà mẹ muốn ở nhà chăm con (Chủ nhật, 16:05:05 02/08/2020)
- Âm nhạc: Không chỉ giúp giải trí mà còn là liều thuốc diệu... (Thứ sáu, 16:35:08 31/07/2020)
- Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin Bạch hầu - Ho gà... (Thứ năm, 16:06:01 30/07/2020)
- "Gu" đàn ông của phụ nữ của từng độ tuổi (Thứ Ba, 00:33:06 07/07/2020)
- Tổng kết ý nghĩa của 6 loại ác mộng phổ biến nhất (Thứ năm, 17:00:02 28/02/2019)
- 7 quái vật kinh dị có thể "tung tăng" trong cơ thể bạn (Thứ năm, 16:10:06 28/02/2019)
- Kiểm tra "chất lượng" đi vệ sinh để đảm bảo sức... (Thứ năm, 15:40:01 28/02/2019)
- Sưởi ấm bằng than: Đừng đùa giỡn với tính mạng! (Thứ tư, 09:10:02 27/02/2019)
- Những sự thật về "hóa chất hạnh phúc" dopamine bạn... (Thứ tư, 08:30:07 27/02/2019)
- Quy trình chuyển giới từ nữ sang nam nên thử tìm hiểu (Thứ tư, 08:20:04 27/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023