Bật mí một vài cách dùng lu lu đực làm thuốc chưa bệnh

Lu lu đực còn gọi là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phơi hay sấy khô hoặc ngọn non làm thức ăn. Theo Đông y, lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng. Dùng chữa cảm sốt, viêm phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tuyến tiền liệt, tiểu tiện khó khăn; vảy nến, lở loét ngoài da, bỏng, vết sưng tấy, chín mé. Liều dùng: 10 - 15g dạng thuốc sắc.

Một số cách dùng lu lu đực chữa bệnh:

Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to: lu lu đực 40g, mộc thông 20g rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50g - 100g luộc ăn trong ngày.

Chữa sốt: bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 - 5g.

Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: lu lu đực 30g, cát cánh 10g cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa bệnh ngoài da (mẩn ngứa, lở loét, bỏng, vảy nến):

ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây, nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.

Chữa vết thương đụng giập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: giã nát 80 - 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước để uống, bã đắp chỗ đau

Lưu ý: Do toàn cây có chất độc, đặc biệt quả, nên khi dùng phải thận trọng.         

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật