Mách nhỏ phương thuốc ăn thai theo kinh nghiệm y học cổ truyền

Phụ nữ sau khi có thai rong huyết từ âm đạo lại có máu tươi rỉ ra, số lượng không nhiều, y học cổ truyền gọi là “thai lậu”; hoặc bị ngã mà dẫn đến xuất huyết âm đạo, có thể bị đau bụng, đau lưng, bụng dưới trướng lên y học cổ truyền gọi là “thai động bất yên”. Khi nghiêm trọng: bụng đau kịch liệt, cửa mình chảy nước ối... nguy cơ bị sẩy thai khó tránh khỏi, cần đưa ngay sản phụ đến bệnh viện kịp thời. Một số trường hợp nhẹ, thai phụ có thể nghỉ ngơi, theo dõi tại nhà và áp dụng biện pháp an thai theo kinh nghiệm của y học cổ truyền.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc cổ phương thông dụng đối với phụ nữ có thai bị rong huyết hoặc động thai để bạn đọc tham khảo:

Bài 1: Rễ gai (khô) 30g, dây mướp 30g. Sắc nước uống. Chia làm 2-3 lần, uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, an thai, thích hợp cho trường hợp động thai do huyết nhiệt và quen dạ sẩy thai

Bài 2: Rễ gai (khô) 30g, long nhãn 20g, gạo tẻ 50g. Rễ gai rửa sạch sắc với nước trong 30 phút, chắt lấy nước cốt nấu với long nhãn và gạo thành cháo, chia 2 lần, ăn trong ngày. Bài thuốc có tác dụng ích khí, chỉ huyết, an thai.

Bài 3: Rễ gai (khô) 30g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần, uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết cầm máu an thai.

Bài 4: A giao 10g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo ăn. A giao là vị thuốc dưỡng âm, chỉ huyết, an thai. Bài thuốc trị động thai do cơ thể suy nhược.

Bài 5: A giao 10g, ngải diệp 6g. Sắc uống, chia 2 lần, uống ấm. Bài thuốc trị động thai, thể trạng hư hàn.

Bài 6: Cuộng quả bí ngô già 30g, sắc uống. Có tác dụng bổ khí ích thai do khí huyết hư nhược.

Bài 7: Cuộng quả bí ngô 20g, rễ lau tươi 30g, bột ngó sen 50g. Sắc cuộng quả bí ngô và rễ lau lấy nước cốt, bỏ bã, cho bột ngó sen đường phèn vào nấu như chè. Có tác dụng dưỡng âm, sinh tân, thích hợp với chứng động thai do âm hư, huyết nhiệt. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật