Nguy cơ viêm tai giữa cấp ở trẻ em - Những điều cần lưu ý
Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh và một số biện pháp phòng chống
Viêm màng não, viêm phổi...là những bệnh do phế cầu khuẩn gây ra ở trẻ
Viêm tai giữa cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, bệnh kéo dài có thể để lại di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe.
Viêm tai giữa cấp là một tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa, bệnh tiến triển nhanh và có các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tai giữa, kèm dấu hiệu có dịch trong tai giữa.
Bệnh thường gặp ở trẻ em, tiến triển trong vòng 2-3 tuần. Các yếu tố liên quan đến viêm tai giữa cấp gồm: ít bú sữa mẹ lúc nhũ nhi, đi học nhà trẻ đông đúc, mùa thu và đông, dùng núm vú giả, tiếp xúc các chất ô nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh
Yếu tố thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ.
Nhiễm siêu vi vòm mũi họng dẫn đến viêm, phù nề vòi nhĩ, nhiễm siêu vi như là một tác nhân gây bệnh ở tai giữa.
Vi khuẩn thường gặp: Steptococcus, Pneumomiae, Heamophilus influenza…
Ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là vi khuẩn gram âm: Escheria coli, enterrococci….
Triệu chứng
Thay đổi tùy theo lứa tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh biểu hiện không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, có khi bỏ bú.
Trẻ lớn hơn thì bị sốt có kèm theo hoặc không kèm theo với viêm hô hấp trên, đau tai nên bé thường hay kéo tai hay dụi tai, thường than phiền có cảm giác đầy tai, thường xuất hiện trước khi phát hiện có dịch trong tai giữa. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác ít gặp hơn: Ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Nghe kém: là triệu trứng quan trọng đối với VTG thanh dịch, phát hiện nghe kém ở trẻ em không phải dễ, tùy thuộc tuổi và hoàn cảnh gia đình.
Trong giai đoạn đầu màng nhĩ viêm đỏ, sung huyết, mất độ trong suốt. Điều trị không kịp thời và đúng phương pháp sẽ dẫn tới thủng nhĩ.
Điều trị
Việc dùng thuốc nhỏ tai dạng thuốc tê giảm đau tại chỗ thường có chỉ định khi bệnh nhi đau nhiều và với điều kiện bệnh nhân chưa thủng nhĩ (chưa chảy dịch ở tai).
Khi có dấu hiệu chảy dịch ở tai, người nhà nên đưa bé đến các cơ sở y tế có chuyên khoa TMH để BS hướng dẫn săn sóc + làm sạch Tai.
Khi trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi, đau họng,…Người nhà nên đưa đến cơ sở y tế khám bệnh để ngừa biến chứng ở tai./.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:07 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:06 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:09 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:09 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:00 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:04 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:05 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:00 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:00 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023