Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh và một số biện pháp phòng chống

Theo kinh nghiệm của rất nhiều bà mẹ kể lại, việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản, gặp rất nhiều khó khăn. Do hệ miễn dịch còn yếu ớt nên trẻ sơ sinh rất hay bị cảm lạnh trong năm đầu đời, có thể bị từ 6 đến 8 lần. Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và quan tâm tới những dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Khi bị cảm lạnh họng của bé sẽ bị đau rát, có thể ho bé bị nghẹt mũi chảy nước mũi Toàn thân bé bị nhức mỏi, bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Bệnh cảm lạnh ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ nhanh khỏi và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Theo thống kê về sức khỏe trẻ em của bộ y tế thì trung bình một năm các bé các có thể mắc bệnh cảm lạnh trên 5 lần. Vì vậy với những kiến thức trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. 

 

Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh thông thường trẻ bị cảm lạnhhắt hơi và sổ mũi. Chỉ một chút sơ sảy trong khâu chăm sóc, mẹ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong dịch nhầy tích tụ ở mũi và lồng ngực. Các vi khuẩn này vốn đã có sẵn trong mũi và họng, nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ. Lợi dụng đợt cảm, chúng sinh sôi nảy nở liên tục suốt 7-10 ngày.

Sau khoảng thời gian này, một là bệnh cảm tự hết, toàn bộ dịch nhầy chứa vi khuẩn bị tống ra ngoài; hai là vi khuẩn quá đông quá nguy hiểm, gây cthứ phát. Bệnh từ đó xuất hiện ở xoang, lồng ngực hoặc tai.

Khi trẻ bị sốt các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị sốt các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Sốt: Sốt có thể là biểu hiện nổi trội của cảm lạnh trong giai đoạn sớm ở trẻ em, nhưng không thường gặp ở trẻ lớn và người lớn. Sốt khởi phát mới hay sốt tái phát (nếu có một lần lúc khởi phát bệnh) có thể là nhiễm vi khuẩn thứ phát (như viêm tai giữa cấp viêm xoang viêm phổi).

Các biểu hiện ở mũi: Nghẹt mũi sổ mũihắt hơi thường gặp ở trẻ em. Khám có thể thấy sung huyết và sưng nề niêm mạc mũi và sổ mũi. Sổ mũi lúc đầu có thể trong, nhưng thường biến màu (vàng hoặc xanh) sau vài ngày. Sự biến màu của nước mũi liên quan đến sự tăng số lượng hoặc hoạt tính men của bạch cầu đa nhân. Sự biến màu của nước mũi không ngụ ý bội nhiễm vi khuẩn hay viêm xoang vi khuẩn.

Ho: Ho xảy ra hơn 2/3 trẻ cảm lạnh và và thường bắt đầu sau khởi phát các triệu chứng mũi. Ho là triệu chứng khó chịu nhất đối với người chăm sóc trẻ Ho có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đi học và chơi; nó có thể gây ảnh hưởng giấc ngủ của mọi người trong gia đình cũng như trong lớp. Ho có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi hết các triệu chứng khác. Nên cân nhắc chẩn đoán khác nếu ho nặng hơn hoặc không cải thiện.

Các dấu hiệu khác: Bao gồm đau họng (một biểu hiện sớm) khàn tiếng đau đầu quấy khó ngủ bú/ăn uống kém, sưng hạch cổ, và viêm kết mạc Nôn ói và tiêu chảy không thường gặp.

Đau họng, khàn tiếng, đau đầu cũng là một trong những dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ

Đau họng, khàn tiếng, đau đầu cũng là một trong những dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ

Khởi phát dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh điển hình xảy ra 1-3 ngày sau nhiễm virus Triệu chứng đầu tiên được ghi nhận là đau hay rát họng, sau nghẹt mũi và sổ mũi. Đau họng thường hết nhanh, vào ngày thứ 2 và thứ 3 của bệnh, và các triệu chứng mũi nổi trội 

Thăm khám cảm lạnh giới hạn ở đường hô hấp trên. Thường thấy tăng xuất tiết mũi, thay đổi màu hay giữ nguyên chất tiết trong đợt bệnh và không phải là chỉ điểm của viêm xoang hay bội nhiễm vi khuẩn mà là tích tụ bạch cầu đa nhân. Khám khoang mũi có thể thấy cuống mũi sưng nề, sung huyết, mặc dù dấu hiệu này không đặc hiệu và giá trị chẩn đoán hạn chế. Khám bất thường áp lực tai giữa trong đợt cảm. Khám có thể thấy hạch cổ phía trước và viêm kết mạc.

Biện pháp phòng chống

Phòng ngữa cảm lạnh với các biện pháp sau:

 

Để trẻ không bị lây nhiễm bằng cách tránh tiếp xúc những người bị nhiễm lạnh

Luôn luôn giữ cho trẻ ấm áp và tránh tiếp xúc đối với trời lạnh bên ngoài.

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước

Nếu có dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ sơ sinh cần cho trẻ uống nhiều nước để giảm bớt tắc nghẽn thải độc tố khỏi cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi của bé.

Luôn luôn rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ

Giữ đồ chơi và núm vú của trẻ sạch sẽ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật