Những dấu hiệu bất thường của trẻ dưới 3 tuổi nên chú ý
Mỗi trẻ đạt được các mốc phát triển cơ bản theo lứa tuổi vào những thời điểm khác nhau, tuy nhiên, bạn cần nói chuyện với chuyên gia để có can thiệp sớm nếu con bạn thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong số các điều dưới đây, hoặc có xu hướng mất dần kỹ năng:
Từ lúc sinh ra tới 4 tháng tuổi
- Có vấn đề với cử động mắt hoặc lé mắt trong hầu hết thời gian.
- Không phản ứng với tiếng ồn lớn.
- Không nhận ra tay mình (vào 2 tháng tuổi).
- Không dõi mắt theo vật thể cử động (vào 3 tháng tuổi).
- Không túm lấy đồ vật (vào 3 tháng tuổi).
- Không mỉm cười với mọi người (vào 3 tháng tuổi).
- Không thể ngẩng đầu (vào 3 tháng tuổi).
- Không bập bẹ hoặc cố gắng bắt chước âm thanh (vào 4 tháng tuổi).
- Không đưa đồ vật lên miệng (vào 4 tháng tuổi).
- Không đạp chân xuống khi được đặt chân lên bề mặt cứng (vào 4 tháng).
Bé không thể ngẩng đầu vào 3 tháng tuổi là một dấu hiệu cảnh báo bất thường (Ảnh: Internet)
Lúc 7 tháng tuổi
- Cơ thể dường như rất cứng nhắc, khó cử động, với các cơ kéo căng.
- Cơ thể dường như rất mềm, giống như một con búp bê vải.
- Đầu vẫn ngửa ra sau khi được đặt vào tư thế ngồi.
- Chỉ với đồ vật bằng một tay.
- Từ chối ôm ấp.
- Không thể hiện sự yêu thích nào với người chăm sóc mình.
- Khóc dai dẳng, hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
- Khó đưa vật lên miệng.
- Không thể lăn tròn theo các hướng khác nhau (vào 5 tháng tuổi).
- Không thể ngồi dù có sự trợ giúp (vào 6 tháng tuổi).
Lúc một tuổi
- Không bò hoặc kéo một nửa cơ thể trong khi đang bò.
- Không thể đứng khi được hỗ trợ.
- Không tìm kiếm đồ vật bị giấu đi.
- Không nói các từ đơn.
- Không sử dụng các cử chỉ như lắc đầu khi muốn nói 'không'.
- Không chỉ đồ vật hoặc tranh ảnh.
- Không thể bước đi (vào 18 tháng tuổi).
Bé 6 tháng tuổi không thể ngồi dù có sự trợ giúp cũng rất bất thường (Ảnh: Internet)
Lúc 2 tuổi
- Không nói được ít nhất 15 từ.
- Không sử dụng các câu có hai từ.
- Không bắt chước các hành động hoặc từ ngữ.
- Không làm theo các hướng dẫn đơn giản.
- Không thể đẩy đồ chơi có bánh.
Lúc 3 tuổi
- Thường ngã hoặc khó khăn khi đi cầu thang.
- Chảy dãi thường xuyên hoặc nói không rõ ràng.
- Không thể xếp một hình tháp nhiều hơn 4 khối.
- Gặp khó khăn trong việc điều khiển các vật nhỏ.
- Không thể vẽ lại một vòng tròn.
- Không thể giao tiếp bằng những cụm ngắn.
- Không tham gia vào trò chơi giả vờ.
- Không hiểu các hướng dẫn đơn giản.
- Không hứng thú với các trẻ khác.
- Ít tiếp xúc mắt.
- Ít hứng thú với đồ chơi.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:01 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:03 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:06 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:04 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:00 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:03 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023