Sang chấn tâm lý trẻ em và những điều mẹ nhất định cần biết

Ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh về tâm lý. Những sang chấn tâm lý sẽ gây ra các tổn thương tâm lý và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ.

Những bệnh tâm lý thường gặp ở trẻ dưới bảy tuổi là chậm phát triển hoặc rối loạn ngôn ngữ, tự kỷ, rối loạn hành vi…. 

trẻ em những sang chấn tâm lý thường xảy ra khi rơi vào các trường hợp như: Bố mẹ không tôn trọng hay không để ý đến những phản ứng của trẻ (khóc, quay mặt đi, nhắm mắt, dãy dụa …) trong một thời gian dài, không tạo ra những kích thích tích cực cho trẻ.

Những thái độ lo âu, thất vọng của bố mẹ khi trẻ không đạt được những kỳ vọng về phát triển nhân cách hay trong việc học tập. Sự phát triển chậm hay tình trạng biếng ăn của trẻ làm người mẹ buồn bực, khó chịu vì không đáp ứng được sự mong mỏi của gia đình. Những khó khăn về kinh tế trong gia đình hay những khó khăn về văn hóa, sự bất hòa giữa bố mẹ khiến bố mẹ  không đủ sự thoải mái, yêu thương dành cho con.

Đây đều là những yếu tố dẫn đến những vấn đề của trẻ, và được thể hiện ngay từ khi còn bé qua những tư thế, nét mặt, tiếng khóc, tình trạng biếng ăn, chậm nói, hay kêu khóc, khó ngủ…. Cha mẹ cần phải biết để phát hiện sớm và có những biện pháp trong việc thay đổi cách ứng xử của mình.

Trẻ em là một sinh vật rất nhạy cảm, dễ bị sự tác động của môi trường xung quanh, hơn nữa khả năng tự phòng thủ của trẻ còn yếu ớt chưa đủ khả năng làm ngơ hoặc chịu đựng được những xúc cảm âm tính (sự bỏ rơi của người lớn, sự im lặng hay ồn ào quá mức của môi trường) hay những hành vi sai lầm trong việc chăm sóc (việc bồng bế, cho ăn không đúng cách, không kèm theo “gia vị” yêu thương, sự vui vẻ khi tiếp xúc với trẻ). Từ đó đã làm gia tăng nguy cơ rối nhiễu về tâm lý.

Chúng ta cũng không nên bỏ qua yếu tố cơ địa của từng cá nhân. Có những trẻ có tố chất tâm lý cứng cỏi, mạnh mẽ mặc dù bị bỏ rơi hay không được chăm sóc tốt vẫn có thể lớn lên một cách bình thường. Nhưng cũng có những trẻ có cá tính nhút nhát, hiền lành, nhiều cảm xúc, dễ bị tác động bởi hoàn cảnh, môi trường. Vì vậy khi chẩn đoán không thể bỏ qua việc tìm hiểu cá tính của trẻ, để từ đó mới có thể xây dựng được một kế hoạch chăm sóc giáo dục đặc biệt cho trẻ.

Những biểu hiện về rối loạn cảm xúc ở trẻ là: Sự quay trở lại của những hành vi đã từng từ bỏ; Ác mộng và chứng sợ về đêm; Bám bố mẹ, sợ người lạ; Bộc phát những cơn thịnh nộ, cáu kỉnh; Cảm xúc “dễ vỡ”, dễ bị tổn thương, dễ khóc hơn bình thường; Xuất hiện hành vi bồn chồn, lo lắng; Co cụm và sống biệt lập; Đè nén cảm xúc; Than thở về sức khỏe; Thay đổi giờ giấc và thói quen ăn uống, giấc ngủ; Đái dầm hay mút tay.

Với những trẻ bị sang chấn về cảm xúc, tổn thương tinh thần cần có phương pháp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này. Đó là: đưa ra những lời đảm bảo rằng trẻ được an toàn và bạn sẽ bảo vệ cháu. Ôm trẻ vào lòng và vuốt ve trẻ thường xuyên.

Đặt mình vào hoàn cảnh, cách suy nghĩ của trẻ và định hướng cho trẻ cách suy nghĩ đúng. Thằng thắn đưa ra những thông tin đúng nhưng không nói nhiều hơn điều trẻ muốn. Đưa ra những điều trẻ có thể hiệu được. khoan dung với những hành vi bất bình thường của trẻ.

Dành thêm thì giờ với trẻ vào giờ đi ngủ. Giúp trẻ nhận ra, nêu tên và những cảm xúc để trẻ biết rằng những cảm xúc này là bình thường và bạn sẽ giúp trẻ việc đó. Làm gương về tính trung thực về những cảm xúc bằng cách mô tả về những cảm xúc của riêng bạn ở chừng mực mà rẻ cảm thấy thoải mái.

Trẻ em có khuynh hướng tự kết tội bản thân vì những gì xảy ra quanh chúng. Vì thế cần để ý và sửa lại những từ tự buộc tội của trẻ, làm cho trẻ hiểu rằng chuyện xảy ra không phải là do lỗi của trẻ.

Nếu những triệu chứng này không giảm mức độ trầm trọng sau vài tuần, hay nếu trẻ đã thể hiện sự thô bạo đúng nghĩa hay dạng thô bạo tiềm tàng, mất mát hay tổn thương nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần để làm việc với trẻ về những triệu chứng cần quan tâm này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật