70% người Việt có "thủ phạm" gây ung thư dạ dày trong cơ thể, làm thế nào để phòng bệnh?
5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua
Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư vào người
BS.TS. Vũ Trường Khanh, Giám đốc trung tâm Tiêu hóa – Gan mật Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Có rất nhiều người nhiễm vi khuẩn H.P hoang mang, lo lắng tìm gặp bác sĩ.
Vậy, một người nhiễm vi khuẩn H.P có cần phải quá lo lắng hay không?
Tỷ lệ nhiễm H.P của nước ta chiếm trên 70% dân số
Theo TS Khanh, tỷ lệ nhiễm H.P của nước ta chiếm trên 70% dân số. Điều trị diệt vi khuẩn H.P làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày.
Vi khuẩn này chính thức được công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trên 80% những người bị nhiễm H.P trong dạ dày không có biểu hiện triệu chứng..
Người ta cho rằng vi khuẩn H.P là một loại vi sinh sống trong trong dạ dày người từ cổ xưa, vi khuẩn H.P cũng được tìm thấy trong dạ dày người từ 60.000 năm trước đây ở châu Phi.
Ăn nhạt cũng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P tăng dần theo tuổi, vào độ tuổi 40-50 có tới 80% người dân Việt Nam có nhiễm vi khuẩn H.P.
Theo TS.BS Vũ Trường Khanh, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức xếp vi khuẩn H.P là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Nhiễm vi khuẩn H.P gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột.
Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm H.P. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.
Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn H.P làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày. Chính vì vậy, nếu một người nhiễm H.P có viêm teo hoặc dị sản ruột mà chủ quan nghĩ rằng mình đã diệt H.P nên không cần soi dạ dày theo dõi thì vẫn bị ung thư dạ dày và thường được phát hiện ung thư khi bệnh ở giai đoạn muộn, TS Khanh cho biết.
Ung thư dạ dày hình thành do đâu?
Trước câu hỏi: Nếu một người nhiễm H.P và cho đó là nguyên nhân gây ung thư dạ dày nên cần diệt, thì có thật sự xác đáng không, TS Khanh cho biết, ung thư dạ dày có hai loại: ung thư vùng tâm vị và đoạn cuối thực quản ít liên quan tới nhiễm H.P, còn loại ung thư không phải tâm vị (đây cũng là loại hay gặp hơn so với ung thư tâm vị) có liên quan đến nhiễm H.P.
“Vi khuẩn H.P là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị nhiễm vi khuẩn H.P đều bị bệnh, vì thế cần điều trị diệt H.P đúng chỉ định để tránh không gây lãng phí”, TS Khanh nhấn mạnh.
Cũng theo TS Khanh, ung thư dạ dày hình thành là hậu quả sự tác động giữa cơ thể con người và môi trường: như nhiễm vi khuẩn H.P, chế độ ăn nhiều muối…
Vì thế WHO khuyên nên ăn không quá tổng lượng 5g muối/ngày sẽ có lợi cho phòng nhiều bệnh trong đó có giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Nguyên nhân ung thư dạ dày không chỉ do vi khuẩn H.P gây ra mà còn nhiều yếu tố tác động. Theo số liệu điều tra trung bình người Việt Nam ăn 9,4 g muối mỗi ngày.
"Ăn nhạt cũng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tại sao chúng ta không thực hiện", TS Khanh nhấn mạnh.
Khi nào cần điều trị diệt vi khuẩn H.P ?
Theo khuyến cáo của thế giới những trường hợp dưới đây có nhiễm H.P thì cần điều trị diệt:
− Loét dạ dày
− Loét hành tá tràng
− Chứng khó tiêu: Đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị
− Thiếu máu thiếu sắt
− Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
− Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
− Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi.
− Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày
− Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
− Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày
− Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày:khai thác than, quặng….
− Mặc dù sau khi đã được bác sỹ giải thích kỹ mà người bệnh quá lo lắng về nhiễm vi khuẩn H.P thì có thể cân nhắc diệt vi khuẩn H.P.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:02 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:01 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:05 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:09 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:07 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:08 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:02 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:01 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:08 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:03 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023