Điều trị dính nhĩ (viêm tai dính) như thế nào mới hiệu quả?

Tôi thường xuyên bị ù tai trái, lúc nào cũng như có ve kêu trong đầu. Đi khám bác sĩ cho biết tôi bị dính nhĩ trái, chỉ định cho đặt ống dẫn lưu. Sau khi đặt ống dẫn lưu thấy dễ chịu hẳn, không còn ù nữa. 6 tháng sau tôi kiểm tra lại và bác sĩ lấy ra. Từ khi lấy ống thông khí ra tôi lại thấy rất khó chịu, tai ù, đầu nặng trình trịch. Xin hỏi với tình hình bệnh của tôi như vậy, hướng điều trị như thế nào?

Ngô Thị Dung (Hà Nam)

Viêm tai dính là một loại viêm tai giữa nguy hiểm

Viêm tai dính là một loại viêm tai giữa nguy hiểm

Viêm tai dính (mà chị gọi là dính nhĩ) là một loại viêm tai giữa nguy hiểm. Bình thường tai giữa có một bộ phận là hòm tai. Bộ phận này chứa một chuỗi các xương con để dẫn truyền âm thanh và chứa khí để cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài. Khi áp lực trong hòm tai trở nên âm hơn so với môi trường bên ngoài do một số nguyên nhân như viêm V.A, viêm tắc vòi tai khối u vùng vòm... màng nhĩ có xu hướng lõm dần vào trong, một số trường hợp màng nhĩ bị dính chặt vào thành trong của hòm nhĩ.

Đây là một trong những thuyết để hình thành nên một chất được gọi là cholesteatoma, có khả năng phá hủy cấu trúc xương, từ đó đưa viêm nhiễm đến các bộ phận kế cận trong đó có não vì vậy chị phải điều trị triệt để. Đặt ống thông khí (mà chị gọi là ống dẫn lưu) là một trong những biện pháp để điều trị bệnh lý này. Ống thông khí sau khi đặt một thời gian - trung bình là 6 tháng, sẽ tự chui ra ống tai ngoài hoặc thầy thuốc sẽ đánh giá lại tình trạng thông khí của tai cũng như tình trạng của viêm tai dính để có thể quyết định lấy ống ra hoặc tiếp tục để tiếp hoặc có thể đặt lại ống thông khí khác.

Nếu phương pháp đặt ống thông khí không có hiệu quả sau một thời gian theo dõi, người thầy thuốc có thể quyết định thay đổi phương pháp khác như tạo hình hòm tai... Việc điều trị viêm tai dính nên thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật