Hội chứng đầu búp bê nguy hiểm sức khỏe trẻ sơ sinh như nào?

Hội chứng đầu búp bê là một hội chứng trong đó đứa trẻ xuất hiện tình trạng đầu gật gù liên tục, không kiểm soát, mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng đầu búp bê là gì?

Đây là một hội chứng bệnh lý hiếm gặp, thuộc hội chứng bệnh lý thần kinh. Tình trạng đầu gật gù liên tục thường tăng khi em bé đang đi hoặc đang chơi đùa. Càng chạy nhảy, càng chơi đùa đầu càng tự gật gù mạnh. Mạnh tới mức đầu của em bé cứ gật lên gật xuống giống như đầu búp bê. Nhưng khi em bé ngồi tĩnh tại hoặc có sự chú ý tập trung thì tình trạng đầu gật gù giảm.

Hội chứng đầu búp bê có thể gặp cả ở người trưởng thành nhưng đầu tiên và trước hết, người ta quan sát được ở trẻ em

Nguyên nhân chính xác của hội chứng này vẫn chưa được biết nhưng hội chứng đầu búp bê thường xuất hiện ở những em bé có nang nước ở trong não thất và não của bé thường rơi vào tình trạng não úng thủy (não ngập nước).

Cách nhận biết

Hội chứng đầu búp bê được nhận biết bởi tình trạng đầu gật gù điển hình. Đầu của em bé gật gù nhanh, đều đặn và liên tục. Cứ mỗi giây lại có từ 1-2 nhịp gật gù. Đôi lúc có kèm theo so vai. Điều đặc biệt là đứa trẻ không thể tự kiểm soát tình trạng này. Có khi trẻ không biết, có khi trẻ biết nhưng chúng không dừng lại được. Chỉ trừ khi trẻ được thông báo là đầu đang gật gù và phải dừng lại hoặc đứa trẻ tập trung làm một việc gì đó thiên về trí óc thì đầu gật gù giảm. Nhưng ngay sau khi công việc được làm xong, mức độ tập trung giảm thì đầu lại tiếp tục gật gù chỉ sau đó chừng 1 phút.

Một số em bé có thể có thêm một vài triệu chứng khác như thất điều, khó đi, khó chạy nhảy hoặc khó leo trèo bậc thang. Một số em bé khác thì khó giữ thăng bằng và hay bị ngã.

Mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh

Thực sự đáng lo ngại khi trẻ mắc phải hội chứng này. Tình trạng đầu gật gù làm em bé khó hòa nhập với chúng bạn. Ngay khi có nhận thức, từ lớp 1 trở đi, trẻ bắt đầu ngại giao du với bạn bè xung quanh. Khi đầu gật gù, trẻ sẽ giảm khả năng vận động và thăng bằng, việc tìm tòi, khám phá, học hỏi trở nên kém đi.

 

Đầu gật gù làm giảm chức năng tiền đình, thính giác thị giác làm giảm khả năng phát triển các chức năng này mai sau.

Tệ hại hơn, thường các em bé bị hội chứng đầu gật gù đều có nguyên nhân là não úng thủy Nếu cứ để vậy, não của trẻ sẽ bị teo dần, giảm lượng chất xám kèm theo là giảm tư duy, giảm khả năng trí tuệ theo thời gian đến trước lúc trưởng thành.

Điều trị thế nào?

Việc thành công duy nhất hiện nay đó là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy nang nước ra nếu chúng còn nhỏ và dễ làm. Nếu chúng quá to và khó làm, bác sĩ làm một đường dẫn để dẫn dịch ra bên ngoài. Sau đó xử lý tiếp.

Để được xử lý sớm và triệt để, ngay khi phát hiện ra dấu hiệu đó ở nhà, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện khám. Tại đó, bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán hết sức tỉ mỉ và toàn diện. Trẻ có thể có cuộc gặp với riêng bác sĩ trong vòng 30 phút nhằm phát hiện các dấu hiệu khác đi kèm theo.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho làm một số xét nghiệm như chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ não bộ nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác và định vị trí tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Dự kiến thời gian nằm viện của bé sẽ dao động từ 3-4 tuần.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật