Sự thật hiện tượng 'Chỉ mộng du vào đêm trăng tròn' không phải ai cũng biết

Hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định, bệnh mộng du có trong bệnh động kinh thường xảy ra vào đêm trăng tròn.

Người ta gọi đó là hội chứng lunatic, liên quan đến ánh trăng. Nhưng đến nay cơ chế người mộng du bị tác động như thế nào vào đêm trăng tròn vẫn chưa giải thích được.

'Hiện tượng thì đúng, các bác sĩ nghiên cứu nhiều, chiêm ngẫm nhiều nhưng chưa giải thích được. Đó là do từ trường, địa từ trường, hay các nhịp vũ trụ, các chu kỳ lớn ảnh hưởng đến con người? Não bộ của con người là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm về điện từ trường. Nhưng trong cơ thể con người, với nam hoặc nữ, thì lại có nhiều chu kỳ khác của tự nhiên tác động.

Chứng mộng du bị tác động như thế nào vào đêm trăng tròn vẫn chưa giải thích được

Chứng mộng du bị tác động như thế nào vào đêm trăng tròn vẫn chưa giải thích được 

Phụ nữ thường mắc chứng mộng du nhiều hơn khi có sự kết hợp giữa tuần trăng và chu kỳ kinh nguyệt thường rơi vào khi nội tiết tố thấp, trước hoặc sau nguyệt san. Nhưng trong cơ thể con người, còn nhiều bộ phận phụ thuộc vào các nhịp khác, thông số khác như nhịp thời tiết, nhịp mùa, nhịp ngày đêm… Ví như, nhịp tim theo giây, nhịp thở theo phút còn nhịp cảm xúc lại chậm' – BS Hồi, Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương lý giải.

Tuy nhiên, chính vì khi mộng du, ý thức con người không hoạt động, trong khi những bản năng gốc lại được trỗi dậy, nên những người khi bị chứng bệnh mộng du cũng có thể trở thành tài năng nhưng cũng có thể trở thành là thảm họa cho người thân nếu có sự can thiệp không đúng lúc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật