ThS Đinh Văn Tài chia sẻ:Người bị sôi bụng không nên chan nước khi ăn

Sôi bụng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu, bực bội.

Câu hỏi: Thưa Bác sĩ! Tôi bị chứng sôi bụng vào hàng đêm, cứ lên giường nằm thì xuất hiện tiếng sôi phát ra từ ổ bụng. Nằm ngửa rất khó chịu, hầu như toàn phải nằm nghiêng về một bên. Xin hỏi Bác sĩ dó là bệnh gì, cách điều trị thế nào? Cảm ơn Bác sĩ!

Trả lời:

Sôi bụng hình thành là do khí trong các quai ruột có xu hướng đi ngược từ dưới lên trên tạo ra các cơn sôi bụng và ợ hơi.

Hiện tượng sôi bụng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường do rối loạn ở hệ tiêu hóa. Sôi bụng có thể do nguyên nhân cơ năng nhưng cũng có thể do yếu tố bệnh lý ở đường tiêu hóa (nhiễm trùng, viêm loét, u cục…).

ThS. Đinh Văn Tài - Bộ Y tế đã có lời khuyên khắc phục tình trạng này như sau:

Người bị sôi bụng cần điều chỉnh chế độ ăn, chỉ nên ăn đủ no, không nên ăn cố đặc biệt trước lúc đi ngủ, nên nhai kỹ khi ăn, hạn chế vừa ăn vừa nói chuyện, tránh ăn các thực phẩm có khả năng sinh hơi, đồ uống có ga, ăn đồ chua, không chan nước trong khi ăn... Nếu các triệu chứng sôi bụng giảm dần và hết thì không cần can thiệp gì.

Tuy nhiên, trong trường hợp biểu hiện sôi bụng không đỡ hoặc có các rối loạn khác kèm theo thì cần tới cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để khám kiểm tra và tìm nguyên nhân gây rối loạn.

Đầy hơi, sôi bụng là vấn đề gặp ở nhiều người, nhiều lứa tuổi và dễ tái phát. Do đó, sự chú ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp hạn chế những điều khó chịu này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật