ThS Đinh Văn Tài: Phương pháp điều trị đứt gân gót chân

Gân gót là gân lớn và khỏe nhất của cơ thể, được tạo ra bởi cơ dép, cơ bụng chân và cơ gan chân hợp lại, bám vào cực sau của xương gót.

Mặc dù gân gót là gân lớn nhất trong cơ thể, chịu sức nặng nhiều nhất nhưng lại có máu nuôi kém, do đó dễ bị tổn thương. Chức năng của gân gót là tạo hình dáng khi đứng, giúp con người có thể leo trèo, chạy, nhảy một cách linh hoạt.

Một số nguyên nhân liên quan tới đứt gân gót bao gồm: chấn thương (do tai nạn, vận động thể lực nặng, chơi các môn thể thao vận động tốc độ cao), yếu tố tuổi tác (càng nhiều tuổi thì cơ gân gót càng yếu, tăng nguy cơ đứt gân gót), bệnh lý (viêm bao hoạt dịch, bệnh lý ở nơi bám gân gót).

Gân gót là gân lớn và khỏe nhất của cơ thể, được tạo ra bởi cơ dép, cơ bụng chân và cơ gan chân hợp lại, bám vào cực sau của xương gót

Gân gót là gân lớn và khỏe nhất của cơ thể, được tạo ra bởi cơ dép, cơ bụng chân và cơ gan chân hợp lại, bám vào cực sau của xương gót

ThS. Đinh Văn Tài - Bộ Y tế cho biết: 'Một số phương pháp có thể áp dụng điều trị với tổn thương này như: kỹ thuật đóng kín vết thường bằng huy động da tại chỗ, ghép da mỏng, phương pháp che phủ bằng các vạt da mỡ tại chỗ hoặc từ xa.

Tuy nhiên, các phương pháp này phải chia thành nhiều giai đoạn, thời gian điều trị kéo dài, tư thế sau mổ gò bó, khó chịu. Do vậy, hiện nay nhiều cơ sở y tế đã tiến hành vi phẫu vạt tổ chức có cuống mạch nuôi hiệu quả, với dạng có cuống mạch liền và dạng tự do.

Với cuống mạch liền có thể lấy da, mô có cuống mạch từ vùng bắp chân xuống để lấp đầy gót chân, kỹ thuật này đòi hỏi phải có đủ trang thiết bị và trình độ kỹ thuật'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật