Sự thật về 4 loại rau quả quen thuộc bị đồn gây ung thư, nguy hiểm chết người
5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua
Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư vào người
Bốn loại rau quả này có thể gây ung thư, nhiễm độc khiến mọi người đều rất hoang mang.
1. Ăn đậu rộng tươi gây hội chứng tan máu dị ứng?
Có tin đồn rằng: Một số người thiếu enzyme trong cơ thể, ăn đậu rộng tươi sẽ gây ra hội chứng tan máu dị ứng, nếu không được giải cứu kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong. Từ đó phóng đại thành tin đồn ăn đậu rộng tươi gây bệnh tan máu khiến nhiều người hoang mang.
Nhưng sự thật là từ góc độ độc tính của đậu rộng, không phải ai cũng sẽ bị nhiễm độc sau khi ăn đậu rộng tươi. Chỉ những người thiếu "glucose 6 phosphat dehydrogenase" (G6PD) trong cơ thể khi ăn đậu rộng mới có vấn đề, còn người bình thường không cần phải lo lắng. Những người thiếu G6PD mắc bệnh tên là thiếu men G6PD, là một bệnh di truyền phổ biến.
Đây là một bệnh ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu, nên khi ăn đậu rộng hoặc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm có chất oxy hóa cao sẽ đột ngột bị dị ứng với các biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, đau bụng, đau thắt lưng, tim đập nhanh, khó thở, vàng da...
Do vậy, không phải ai cũng “nhiễm độc” sau khi ăn đậu rộng. Đối với những người thiếu men G6PD có thể có các triệu chứng liên quan để nhận biết bệnh, cho nên cũng không cần phải lo lắng rằng không biết mình có bị bệnh này hay không. Ngoài ra, bệnh này là di truyền nên cần sàng lọc cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả kiểm tra về thiếu men G6PD để xác định kịp thời, phòng ngừa chính xác.
2. Mộc nhĩ tươi không ăn được?
Lý do chính để nói mộc nhĩ tươi không ăn được là do chúng có chứa chất porphyrin nhạy cảm với ánh sáng, có thể gây ngứa da, viêm và phù sau khi ăn và có thể gây hoại tử da trong trường hợp nghiêm trọng. Khi nấm tươi được phơi khô, phần lớn porphyrin sẽ bị phân hủy trong quá trình phơi, và độ an toàn sẽ cao hơn.
Trên thực tế, không chỉ mộc nhĩ tươi, còn nhiều loại thực phẩm chứa chất “nhạy cảm ánh sáng” này ví dụ như cần tây, loại thực phẩm rất quen thuộc, mọi người sử dụng hàng ngày nhưng nó không hề ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều đáng chú ý là hemoglobin (huyết sắc tố) và chất diệp lục thực sự có chứa porphyrin, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Hơn nữa không có nguồn tin nào nói rằng hấp thụ bao nhiêu lượng chất porphyrin trong mộc nhĩ tươi sẽ gây ra các triệu chứng nhạy cảm ánh sáng, và sự xác thực của thông tin trên chưa được kiểm chứng.
3. Ăn cà chua chưa chín gây ung thư?
Cà chua chưa chín thực sự không được khuyến khích cho mọi người ăn. Cà chua chưa chín chứa một chất có hại gọi là alkaloids, nó dễ gây ngộ độc, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, suy nhược cơ thể và các đặc điểm ngộ độc thực phẩm khác. Điều đáng chú ý là chất alkaloid sẽ giảm khi cà chua chín đỏ, vì vậy nếu bạn ăn cà chua chín hoàn toàn, các vấn đề ngộ độc sẽ không xảy ra, và hệ số an toàn sẽ cao hơn.
Tất nhiên, những thông tin này sẽ luôn bị phóng đại quá mức trên một số trang mạng, chẳng hạn như gây ung thư, do đó mọi người hãy xem xét kỹ. Sự xuất hiện của phản ứng ngộ độc không đơn giản như mọi người nghĩ. Một điều đáng nhấn mạnh, mặc dù sự thay đổi từ màu xanh sang màu đỏ là dấu hiệu sự trưởng thành của cà chua, cũng có một số giống cà chua mới có màu xanh cả khi chúng đã chín.
4. Ăn đậu lăng, đậu que dễ bị nhiễm độc?
Nhiều người đồn rằng các loại rau như đậu lăng và đậu que có chứa chất PHA (Phytohaemagglutinin P), có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên điều này chỉ nguy hiểm nếu ăn sống. Những loại thực phẩm này không khuyến khích mọi người ăn sống và cần phải được nấu chín hoàn toàn.
Ngoài ra, giá đỗ, gừng, khoai tây và các loại thực phẩm khác thường đồn đoán là "thủ phạm gây ngộ độc", nhưng thực tế chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều đó. Chính vì những thực phẩm này quá phổ biến, nên khi chúng xuất hiện tin tức tiêu cực, mọi người thường rất hoang mang. Chúng ta cần hết sức tỉnh táo trước những lời lan truyền vô căn cứ, bị khuếch đại, khoa trương lên.
Những điều lưu ý khi ăn các loại rau
1. Ăn rau thường được bán trong siêu thị và chợ rau, tránh các loại rau chưa bao giờ nhìn thấy hoặc chưa ăn để giảm thiểu rủi ro.
2. Ăn rau quả tươi khi chúng còn mới, không ăn rau quả đã bị hỏng hoặc để lâu.
3. Các loại rau cần được nấu chín hoàn toàn, nếu làm các món salad nên chần qua nước sôi để đảm bảo an toàn.
4. Ăn đa dạng các loại rau khác nhau, tránh ăn một loại với số lượng nhiều, điều này không chỉ giúp hấp thu các chất dinh dưỡng, còn giúp làm giảm nguy cơ ngộ độc ki ăn nhiều một loại thực phẩm.
- 6 người tuyệt đối không nên ăn quả vải, đừng bon miệng mà... (Thứ năm, 10:34:05 27/05/2021)
- 6 loại rau không nên luộc, vì có bao nhiêu dinh dưỡng trôi hết... (Thứ tư, 15:11:07 26/05/2021)
- Mùa hè ăn rau diếp cá giải nhiệt nhất định phải biết điều... (Thứ Hai, 09:15:01 24/05/2021)
- 6 loại rau quả không nên dùng làm nước ép, uống vào hại... (Thứ sáu, 09:06:04 21/05/2021)
- Mùa hè uống nước dừa cứ cho thêm thứ này vừa giảm cân,... (Thứ năm, 08:59:09 20/05/2021)
- 6 kiểu người tránh xa cua đồng, ăn vào dễ ngộ độc thực... (Thứ Ba, 12:30:01 18/05/2021)
- Ăn cá chép thường xuyên cơ thể nhận về cả tá lợi ích quý (Thứ Hai, 12:28:04 17/05/2021)
- Nếu ăn hàng chục quả trứng một ngày, chuyện gì xảy ra? (Chủ nhật, 12:45:08 16/05/2021)
- Ngải cứu ngọt chứa hoạt chất ngăn chặn sự nhân rộng của... (Thứ Ba, 12:29:04 11/05/2021)
- Không phân biệt nam hay nữ, cứ kết hợp ăn lạc cùng 3 loại... (Thứ Hai, 17:34:04 10/05/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023