4 cách khen con sai lầm khiến làm hại tương lai trẻ nhỏ
Lời khen con hay nhưng không “chất” là cách khen con sai lầm
Một số phụ huynh thường khen con những câu rất hay, thoạt nghe có vẻ vô cùng ý nghĩa, nhưng thực ra lại khá “rỗng” và không hiệu quả. Chẳng hạn, con bạn vừa đạt điểm cao trong một bài kiểm tra, bạn lập tức khen “Bao công học hành của con cuối cùng đã có thành quả rồi đấy”. Lời khen này hay nhưng không mang tính khích lệ con nên đó là cách khen con sai lầm. Bởi khi nói như vậy trẻ sẽ chỉ tập trung vào kết quả trước mắt và nghĩ rằng mình đã hoàn thành tốt rồi, như vậy không cần phải cố gắng thêm nữa. Trong trường hợp này bạn chỉ nên khen rằng “tuyệt vời lắm con, nhưng con vẫn cần cố gắng thêm vì bài kiểm tra sau chắc chắn sẽ khó hơn đấy”. Với lời khen con như vậy, một mặt bạn khích lệ và công nhận thành quả của trẻ, mặt khác bạn cũng tạo ra động lực để con tiến về phía trước.
Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu Carol Dweck, những đứa trẻ thường xuyên nhận được những lời khen “rỗng tuếch” sẽ ít có khả năng giải quyết những thử thách khó khăn hơn là những trẻ được nghe những câu như “Con phải thật sự cố gắng”. Tuy nhiên dường như các bậc cha mẹ lại đang sự dụng “quá liều” những lời khen “rỗng” như vậy, đó là cách khen con sai lầm, lý giải lại sao trẻ luôn có cảm giác mình đác được tung hô cho mọi thành tựu mà trẻ đạt được, dù lớn hay nhỏ.
Lời khuyên cho bố mẹ: Đừng quá khắt khe và tiết kiệm những lời khen con, nhưng hãy sử dụng chúng một cách vừa đủ để khích lệ và phải “chất” để tạo động lực cho con. Thay vì những lời khen như “con giỏi quá”, “con siêu quá” hãy thay bằng những lời khen ý nghĩa hơn như “con đã làm tốt lắm, lần sau hãy cố gắng hơn nhé” hoặc “lần này con rất giỏi nhưng nếu cố gắng thì lần sau con sẽ còn giỏi hơn”… Những lời khen ý nghĩa sẽ giúp bạn dạy con dễ dàng hơn rất nhiều.
Những lời khen sáo rỗng là cách khen con sai lầm mà nhiều người mắc
Chỉ tập trung khen ngợi khả năng tự nhiên của con
Một số đứa trẻ có năng khiếu hay khả năng tự nhiên về một vấn đề nào đó. Chẳng hạn như con bạn mới 5 tuổi nhưng có thể làm những phép toán như những đứa trẻ 7, 8 tuổi. Và rồi bố mẹ hạnh phúc và tung hô rằng “con đúng là thiên tài” hay “con mẹ quả là một ngôi sao”, “con đúng là thần đồng”…
Những lời tung hô như vậy vô tình khiến trẻ tự cao, ỷ lại vào năng khiếu của bạn thân và không chịu cố gắng rèn luyện. Trẻ sẽ hình thành trong đầu tư tưởng rằng mình giỏi sẵn rồi, nên không cần cố gắng cũng vẫn cứ giỏi. Như vậy sẽ vô cùng tai hại và chẳng giúp ích được gì cho con của bạn cả.
Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là đừng chỉ tập trung khen về khả năng tự nhiên của con, mà hãy chú ý đến quá trình rèn luyện của trẻ. Những lời khen như “con của mẹ chăm học quá, đã biết làm phép tính này rồi, mẹ rất tự hào về con”, hay “mẹ rất tự hào vì con đã cố gắng và chăm chỉ học hành”…
Khen ngợi quá nhiều trước mặt anh/chị/em của chúng
Trẻ thích được khen ngợi về những gì chúng làm tốt, chứ không phải những gì anh em của chúng làm. Đôi khi, bố mẹ khen đứa này đơn giản là muốn tạo động lực cho đứa khi. Tuy nhiên, những lời khen đó sẽ dẫn đến việc cạnh tranh, ganh đua giữa anh chị em trong nhà, điều mà bố mẹ không hề muốn xảy ra. Vì thế bạn không nên sử dụng cách khen con sai lầm này
Lời khuyên: Lời động viên, cũng giống như việc mắng mỏ con, tốt nhất nên được nói với con một cách chân thành và riêng tư, để trẻ có thể tận hưởng khoảnh khắc tự hào thật sự về những gì chúng đã đạt được. Và bố mẹ cũng phải đảm bảo rằng anh/chị/em của chúng sẽ không có cảm giác chán nản hay cảm thấy mình kém cỏi hơn. Hơn thế, trẻ cũng sẽ nghe những lời bạn nói một cách nghiêm túc hơn khi mà bạn gọi chúng riêng ra một chỗ để nói.
Khen con quá nhiều trước mặt anh chị em của chúng sẽ khiến những đứa trẻ kia đố kỵ
Theo sau lời khen là một câu chỉ đạo
Hãy khen con để trẻ có cảm giác được công nhận và động viên. Đừng khen con kèm theo những lời chỉ giáo khiến con cảm thấy mệt mỏi Chẳng hạn như, khi con bạn đạt điểm cao môn đại số, bạn khen con rằng “Con đã làm rất tốt, nhưng hãy tập trung thêm vào hình học để điểm kiểm tra cao như bài này nhé”. Lời chỉ đạo “tập trung thêm vào hình học” sẽ làm con mất hết hứng thú và không có cảm giác được khen ngợi. Thay vì chỉ đạo con, bạn nên kèm theo lời khen bằng sự động viên sẽ tốt hơn. Chẳng hạn như “Con làm giỏi lắm, nếu môn hình học của con cũng tốt như thế này thì mẹ vô cùng tự hào”.
Lời khen con có thể đem đến nguồn động lực to lớn để trẻ vươn lên, nhưng nó cũng có thể là con dao 2 lưỡi, khiến con bạn trở nên tự cao, lười nhác hoặc chống đối. Vì thế bạn hãy cân nhắc trước khi đưa ra những lời khen cho trẻ. Hãy nhớ rằng đừng nên quá tiết kiệm lời khen, bởi nếu sử dụng đúng đắn sẽ mang lại những lợi ích không ngờ cho con bạn đấy.
- 7 dấu hiệu chứng tỏ con bạn lớn lên sẽ thông minh, chỉ cần... (Chủ nhật, 13:27:03 28/02/2021)
- Có 2 trong 4 dấu hiệu hiệu này chứng tỏ bé mắc bệnh tự kỷ,... (Thứ tư, 08:22:01 13/01/2021)
- Mẹ có 5 đặc điểm này sẽ sinh ra một đứa trẻ xuất sắc... (Thứ Hai, 13:05:02 28/12/2020)
- Muốn con gái hạnh phúc và thành công, đây là 5 điều các bà... (Thứ sáu, 20:51:00 18/12/2020)
- 3 sai lầm khi nuôi con nhỏ khiến bé ngày càng lười ăn, nhất là... (Thứ năm, 21:31:05 10/12/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở trẻ nhỏ, cha mẹ đừng chủ... (Thứ tư, 16:50:00 02/12/2020)
- Cha mẹ không nên đánh con ở trong 3 độ tuổi này, tức giận... (Thứ Hai, 11:30:00 07/09/2020)
- Trẻ sơ sinh có 4 biểu hiện này chứng tỏ bé thông minh hơn... (Thứ Ba, 20:35:06 25/08/2020)
- 3 tính cách của trẻ cứ ngỡ thông minh khôn khéo nhưng lớn lên... (Chủ nhật, 15:12:00 23/08/2020)
- 4 tuyệt chiêu của mẹ dạy con thông minh vượt trội (Chủ nhật, 18:00:01 02/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023