6 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khiến trẻ con học dốt

Rất nhiều người thắc mắc, tại sao đã dành những điều kiện tốt nhất mà con vẫn học dốt? Có thể vì chính sai lầm của bố mẹ khi dạy con đã khiến con học dốt.

Con học dốt là mối lo lắng của tất cả các phụ huynh. Hẳn cha mẹ luôn muốn biết tại sao con vẫn học dốt dù được kèm cặp sát sao? Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng học lực của trẻ kém. Trong đó, không hẳn toàn bộ lỗi đều thuộc về con. Trước khi trách mắng bé, cha mẹ nên tự mình nhìn lại xem bản thân có mắc những sai lầm dưới đây hay không, dẫn tới tình trạng con học ngày càng kém hơn.

Cùng xem những sai lầm của cha mẹ khiến con học dốt nhé!

Mắng con: “Sao con học dốt thế?”, "Sao mày dốt thế?"

Câu mắng “Sao mày dốt thế?” hay “Sao con học dốt thế?” vô cùng quen thuộc với rất nhiều bậc phụ huynh. Phụ huynh mắng con câu này nhiều đến mức nó trở thành câu cửa miệng. Con bị điểm kém, con chưa làm xong bài tập, hoặc con chưa kịp hiểu một kiến thức hay bài tập nào đó, lập tức câu đầu tiên trẻ nhận được là “Sao mày dốt thế?”.

Một câu nói tưởng như vô hại, nhưng lại là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của cha mẹ. Tâm hồn trẻ nhỏ giống như một tờ giấy trắng vậy. Khi bạn mắng con “sao mày dốt thế?” thì vô tình đã reo ngay vào đầu trẻ ý nghĩ rằng mình là đứa học dốt. Nó trở thành một chấp niệm rất khó cải thiện trong trí não của trẻ.

Theo tâm lý học, một đứa trẻ khi đã tự mặc định mình học dốt, thì nó sẽ buông xuôi và không bao giờ còn muốn cố gắng học nữa. Đơn giản vì trẻ nghĩ mình dốt, mình bị chê bai, trẻ quen với điều đó và cho rằng mình không bao giờ thuộc hàng ngũ học sinh giỏi cả, vì thế cứ chơi đi cho thích. Trong số những đứa trẻ bị cho là học dốt sẽ chỉ có khoảng 30% cố gắng vươn lên. Một con số quá ít ỏi so với 70% những đứa trẻ sẽ buông xuôi.

Chỉ một câu nói nhưng tác hại thì vô cùng khó lường, nó sẽ khiến con học dốt thực sự. Thay vì mắng con “sao con học dốt thế?” bạn có thể nói rằng “Con của mẹ học giỏi mà? Tại sao vẫn chưa làm xong bài thế?” hay “Con là người thông minh, nên con chắc chắn sẽ hiểu được bài đúng không? Hãy cố suy nghĩ thêm một chút xem”. Những câu nói có cùng một nội dung, nhưng ý nghĩa khác hẳn nhau. Nó tạo động lực cho trẻ, vì mình là người học giỏi nên mình chắc chắn sẽ làm được.

Tất nhiên, cha mẹ cũng cần tránh tâm lý khen con quá nhiều, khen trẻ quá mức. Bởi nó sẽ hình thành sự tự kiêu và tự thỏa mãn ở trẻ. Hãy khen con vừa đủ, khen ở mức độ động viên và khen theo cách để con cố gắng hơn.

Mắng con "Sao con học dốt thế?" là vô tình làm hại con của bạn

Mắng con "Sao con học dốt thế?" là vô tình làm hại con của bạn

Ép con vào trường chuyên, lớp chọn 

Môi trường học tập sẽ quyết định rất lớn đến khả năng học và thành tích học tập của con. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc phải vào trường chuyên, lớp chọn mới là tốt. Nếu con bạn có học thực sự xuất sắc, thì vào trường chuyên, lớp chọn sẽ rất tốt. Bởi nó tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho con phát triển, sự cạnh tranh trong học tập cùng các áp lực, sẽ giúp con nhanh tiến bộ hơn.

Tuy nhiên, nếu học lực của con chỉ ở mức bình thường, hoặc hơi khá một chút thì vào trường chuyên, lớp chọn là sai lầm nghiêm trọng. Trong một môi trường toàn những học sinh xuất sắc, trẻ trở nên lạc lõng và con học dốt hơn. Trẻ khó lòng theo kịp được chương trình học quá nâng cao ở lớp. Dần dần nảy sinh tâm lý chán nản vì kiến thức quá khó, chán nản vì mình quá kém cỏi trong lớp. Càng ngày con càng học đuối hơn và lớp học trở thành nỗi kinh hoàng, học tập trở thành gánh nặng đối với con. Nếu bố mẹ để con ở một lớp học bình thường, con sẽ dễ hòa nhập hơn, tự tin hơn với khả năng của mình và chắc chắn sẽ học giỏi hơn.

Ngày này, cha mẹ đua nhau chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn vì muốn tìm môi trường tốt cho con, đôi khi còn là thể diện và sĩ diện của cha mẹ. Nhưng hãy nhớ, môi trường học tốt nhất cho trẻ là môi trường phù hợp với trẻ, chứ không phải là nơi mà việc học là cơn ác mộng

Quá quan trọng điểm số khiến con học dốt

Đến nay, hầu hết các ông bố bà mẹ vẫn coi điểm số là căn cứ để xác định con học giỏi hay học dốt. Thực tế, điểm số không bao giờ xác định đúng được lực học của con bạn. Trẻ học tốt nhưng hoàn toàn có thể bị điểm kém vì rất nhiều lý do khác nhau như: con bị mệt đúng hôm làm bài kiểm tra, con bị nhầm lẫn khi làm bài kiểm tra, tâm trạng con bất ổn đúng hôm làm bài kiểm tra… Đến người lớn còn phạm sai lầm, thì trẻ nhỏ hoàn toàn có quyền sai lầm. Vì thế, đừng vì một vài điểm kém mà vội vàng kết luận con học dốt.

Cái đích cuối cùng là sự hiểu biết của con về kiến thức, khả năng tư duy của con. Một đứa trẻ giỏi là đứa trẻ có khả năng tư duy nhạy bén, ghi nhớ được nhiều kiến thức môn học. Nếu bạn cứ nhăm nhăm vào điểm số, vô tình sẽ gây sức ép lên con và khiến con cũng nghĩ rằng, miễn được điểm cao là học giỏi. Mà bạn biết đấy, có quá nhiều cách để con được điểm cao: quay cóp, chép bài của bạn, học tủ, học vẹt chờ cơ hội ăn may… Điểm cao cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu đầu óc của con bạn chẳng lưu lại chút kiến thức nào cả.

Cha mẹ không nên quá quan trọng hóa chuyện điểm số của con

Cha mẹ không nên quá quan trọng hóa chuyện điểm số của con

Chạy điểm cho con cũng khiến con học dốt

Một bộ phận phụ huynh lại có khuynh hướng chạy điểm cho con. Hình thức thì vô cùng phong phú: quà cáp cho thầy cô, đưa con đến thăm thầy cô… Điều này không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay. Lý do của các ông bố bà mẹ này thì cũng nhiều vô kể: vì muốn học bạ của con đẹp, vì muốn con tự tin hơn, vì sĩ diện của bản thân… Nhưng dù có lý do gì, thì chính bạn cũng đang khiến con học dốt và ỷ lại.

Trẻ nhỏ ngày nay vô cùng nhanh nhạy, chúng thừa hiểu được những việc bạn làm và khi đã có chỗ dựa vững chắc, tâm lý trẻ hình thành quan điểm không cần phải học nữa, dù không học vẫn cứ được điểm cao. Điều này vô cùng tai hại. Những thứ bạn tưởng như mình đang làm vì con, thực ra lại là đang hại con. Bạn nghĩ việc này đơn giản, tất cả vì tương lai của con. Nhưng phía sau nó là rất nhiều hệ lụy. 

Ép con học quá nhiều, khoán cho con học theo thời gian

Nhiều cha mẹ lại nghĩ ra cách dạy con học là khoán theo thời gian. Mỗi tối con phải ngồi vào bàn học đúng ngần này thời gian, chưa hết giờ không được ra khỏi bàn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi nó khiến con bị áp lực, quy định về thời gian luôn tạo ra trong tâm lý của con người, kể cả người lớn sự chán nản, bức bối, khó chịu. Với tâm trạng ấy con làm sao có thể học tốt được?

Chưa kể, bạn không thể kiểm soát việc con học được bao nhiêu thứ trong khoảng thời gian ấy. Trẻ có thể nghe lời bố mẹ và ngồi học đủ số thời gian, nhưng trẻ có học thật sự hay không, có chịu suy nghĩ không hay chỉ ngồi cho đủ để được đi chơi là điều bạn không thể kiểm soát. Điều đó vô tình lại khiến con học dốt hơn.

Hãy để con có tâm lý thoải mái nhất khi học, điều quan trọng không phải là con học trong bao lâu, mà là con học được bao nhiêu kiến thức. 

Không có cha mẹ nào có thể vui vẻ khi con học dốt. Thế nhưng trước khi đổ hết mọi tội lỗi lên đầu trẻ và ra sức trách móc, hãy tự nhìn lại cách dạy con của mình để biết bạn có phạm sai lầm hay không nhé! Sự giáo dục của bố mẹ hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của con đấy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật