7 cách nói khéo khiến con nghe lời ngoan ngoãn nên biết

Gọi tên con, giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện,... là những cách 'lạt mềm buộc chặt' khiến trẻ vâng lời bố mẹ.

Giao tiếp với trẻ em là một kĩ năng thực sự, giúp cha mẹ hiểu được con cái và cách chúng lắng nghe mọi người.

Cách nói chuyện của bố mẹ ảnh hưởng lớn tới con cái, đặc biệt trong việc lắng nghe mọi người và đó cũng là cách chúng ta muốn con đối đáp lại. Thông thường, có 3 kiểu nói chuyện phổ biến giữa bố mẹ và các con : kiểu đầu tiên, cha mẹ hay cáu gắt mắng mỏ và quát nạt, đáp lại, trẻ có nhiều cách khác nhau để thể hiện – sợ hãi, cãi lại, hoặc lờ đi lời nói của người lớn. Kiểu thứ 2 cũng khá tiêu cực – khi không hài lòng, cha mẹ chỉ càu nhàu hoặc cố dùng từ ngữ nhẹ nhàng với con nhưng họ thường cục tính và khi rất khó chịu cũng sẽ giống trường hợp 1, nổi nóng và không kiểm soát được từ ngữ. Kiểu cuối cùng- có lẽ hiệu  quả nhất với mọi đứa trẻ, đó là cách nói chuyện rõ ràng, nhất quán mà vẫn tích cực và gần gũi.

Dưới đây là 7 mẹo để cha mẹ cải thiện cách giao tiếp với con tích cực hơn:

1. Gọi tên

Tên gọi luôn mang ý nghĩa đặc biệt và ai cũng muốn nghe mọi người gọi tên mình, trẻ không phải là ngoại lệ. Gọi tên là cách gây sự chú ý với con trước khi cha mẹ muốn đưa ra yêu cầu gì đó. Các bé thường chỉ tập trung vào 1 việc một lúc,hãy gọi tên bé cho đến khi con chuyển sự tập trung đó sang lời nói của mẹ.

2. Nói chuyện tích cực

Đừng cấm cản hoặc lúc nào cũng nói “không” với con. Việc đó sẽ làm bé bị ám ảnh hoặc lo sợ quá mức khi nghe theo mệnh lệnh của bố mẹ. Thay vì nói những gì con không được làm, hãy nói những gì bạn muốn con làm. Cố gắng tránh sử dụng những từ ngữ khiến con thấy tổn thương, điều đó chẳng có mấy tác dụng ngoại trừ việc làm bé tự ti hơn. Trẻ có xu hướng ít nói chuyện với những ai giao tiếp với bé như vậy. Ngôn ngữ tích cực và nhẹ nhàng giúp bé trở nên tự tin hơn, vui vẻ hơn và mang tính khuyến khích nhiều hơn.

3. Gần gũi

Giao tiếp bằng mắt. Khi mẹ nói chuyện với con, ánh mắt cũng có thể cho con biết bé nên làm gì. Đó không chỉ là một cách giao tiếp tốt mà còn giúp mẹ và bé hiểu nhau hơn. Gọi tên bé cho đến khi con nhìn vào mắt mẹ, đặc biệt là trước khi nghe lời chỉ dẫn. Tập trung sự chú ý là điều cần thiết và mẹ nên dạy cho bé cách giao tiếp này.

Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng trong việc thuyết phục trẻ nghe lời

Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng trong việc thuyết phục trẻ nghe lời

4. Tiết chế âm lượng

Đừng cố đấu khẩu với 1 đứa trẻ, hãy đợi khi bé bình tĩnh lại và nói chuyện một cách điềm đạm nhất có thể. Nếu lúc nào mẹ cũng nói lớn tiếng thì những lúc cần lớn tiếng thực sự sẽ không còn tác dụng nữa, bé có thể lờ đi điều đó và xem như chuyện bình thường. Quát mắng lúc cần thiết sẽ khiến bé biết được sự nghiêm trọng thực sự trong lời nói của mẹ vì nó ít khi xảy ra.

5. Đưa ra phương án lựa chọn

Thay vì cấm hãm con làm việc này việc kia sao mẹ không thử đưa ra những gợi ý để con lựa chọn? Con hoàn toàn có thể hiểu được mong muốn của mẹ khi đưa ra lựa chọn đó. Đây là cách để trẻ vui vẻ nghe theo lời bố mẹ.

6. Đơn giản hóa

Bọn trẻ gặp khó khăn khi có quá nhiều yêu cầu cùng một lúc. Thông thường bé chỉ nhớ được yêu cầu cuối cùng trong một mệnh lệnh dài ngoằng của mẹ, bởi thế, hãy tách chúng ra khi mẹ muốn con làm nhiều việc liên tiếp, đợi con hoàn thành việc này rồi mới nhắc tới việc tiếp theo.

7. Tránh rầy la

Để làm được việc này, lời khuyên cho mẹ là hãy tạo thời gian biểu cho những công việc mà mẹ muốn bé tự làm. Chỉ cần nhắc nhở lúc đầu tuần và có thưởng khi con làm đúng lịch, như thế chuyện quát mắng hay càu nhàu với con sẽ giảm đi đáng kể.

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật