Mách mẹ 9 cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ 5 tuổi không thể bỏ qua

Giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ bắt đầu cắp sách đến trường, khả năng tiếp thu, nhận thức thông qua việc phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát triển nhanh và sẽ có phản ứng ngược cần chú ý.

Lứa tuổi mới sẽ có nhiều thay đổi về thể chất sinh lý trí tuệ và tâm lý. Trẻ giai đoạn 5, 6 tuổi  ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, đạt chất lượng cao về phát âm, vốn từ và các hình thức ngữ pháp. Đây là điều kiện cơ bản để hoàn thiện chức năng tâm lý người. Trẻ luôn tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc, ham chơi hơn ăn.

Với sự phát triển vượt trội, đây cũng có thể là giai đoạn làm cha mẹ đầy thử thách. Hầu hết trẻ 5 tuổi có xu hướng độc lập hơn khả năng mà trẻ có và trẻ thường thích các hành vi mới để thử phản ứng của cha mẹ. Do đó, cha mẹ nên tham khảo 9 cách dưới đây để tăng hiệu quả dành cho trẻ 5 tuổi.

Có giới hạn rõ ràng

Đặt ra các nguyên tắc trong nhà rõ ràng và đặt ra các giới hạn nhất quá. Ngăn chặn hành vi có vấn đề bằng cách giữ cho kỷ luật của bạn nhất quán và gắn kèm theo cả hậu quả tích cực và tiêu cực.

Lựa chọn có giới hạn

Trẻ ở lứa tuổi này cần giúp đỡ để biết đưa ra quyết định đúng. Đưa ra các lựa chọn có giới hạn là cách để dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể hỏi con: “Con muốn dọn đồ chơi trước hay sau khi đánh răng ” Cho dù trẻ có lựa chọn cách nào thì cũng đều tốt cho bạn.

Chỉ dẫn rõ ràng

Trước khi đưa ra chỉ dẫn, bạn cần trẻ phải chú ý lắng nghe lời bạn. Trẻ 5 tuổi thường mải chơi hoặc xem ti vi và rất khó tập trung trừ khi bạn nhắc nhở.

Đặt tay lên vai trẻ hoặc nhìn vào mắt trẻ trước khi bạn muốn đưa ra hướng dẫn nào đó. Sau khi bạn hướng dẫn, bạn yêu cầu con nhắc lại những gì bạn nói để đảm bảo trẻ hiểu bạn nói gì.

Yêu cầu bé không được vi phạm các quy tắc đã đặt ra từ trước.

Yêu cầu bé không được vi phạm các quy tắc đã đặt ra từ trước.

Khen ngợi và khuyến khích

Khen ngợi và khuyến khích trẻ sẽ thúc đẩy các hành vi tốt. Điều này tốt cho tất cả các lứa tuổi, nhưng đối với trẻ 5 tuổi, thì điều đó giúp cho trẻ tự tin với những điều mình làm đúng.

Kiềm chế và thay thế nhu cầu

Khi trẻ làm sai, bạn nên dạy trẻ các cách thay thế để nhu cầu của trẻ được đáp ứng. Ví dụ, nếu trẻ lựa chọn ném đồ chơi khi tức giận bạn có thể dạy trẻ cách thay thế để quản lý cơn giận.

Có không gian yên tĩnh

Khi bạn nói “Không”, và con bạn không ngừng lại, cách ly trẻ là hậu quả phù hợp. Trẻ 5 tuổi sẽ có 5 phút cách ly. Ở lứa tuổi này, hầu hết trẻ đều có thể chịu được cách ly khi ngồi một mình ở góc phòng hoặc nơi yên tĩnh.

Hậu quả tự nhiên

Hậu quả tự nhiên có hiệu quả khi trẻ thực sự bắt đầu hiểu rằng hành vi của trẻ có liên quan tới hậu quả đó. Nếu trẻ khăng khăng làm điều gì đó theo cách của trẻ, nếu điều hậu quả an toàn, bạn cho trẻ thực hiện. Cho phép trẻ đối mặt với hậu quả tự nhiên nếu trẻ sai lầm.

Các phần thưởng không chính thức

Hầu hết trẻ ở lứa tuổi này đều thích có có hội kiếm giải thưởng. Thay vì đe dọa, bạn hãy biến cơ hội đó thành cơ hội để trẻ kiếm giải thưởng.

Ví dụ, thay vì nói “Con không thể chơi ngoài trời cho tới khi con dọn dẹp xong chỗ đồ chơi này” thì bạn có thể nói “Ngay khi con dọn xong chỗ đồ chơi này, con sẽ được ra ngoài chơi!” Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong cách cư xử của con bạn.

Các phần thưởng chính thức

Tạo ra các phần thưởng chính thức nếu như bạn cần chỉnh sửa hành vi cụ thể nào đó của con. Sử dụng sticker cũng có thể là cách hiệu quả để giải quyết được những hành vi đó.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật