Những câu nói của bố mẹ làm trẻ tổn thương nên đặc biệt chú ý
Biện pháp giúp bé không còn nói tục đơn giản mẹ nên biết
Sai lầm của bố mẹ khi trị trẻ bướng bỉnh nên bỏ ngay lập tức
1. Chê bai con trước mặt người khác
Khi đi ra ngoài cùng con mà gặp người quen, sau màn chào hỏi sẽ thường là câu chuyện: 'Con nhà anh chị học hành thế nào?'. Nếu nói: 'Cháu học cũng được' thì nhiều bố mẹ sợ bị nghĩ là đang tự hào hay trả lời như vậy khi trẻ nghe thấy sẽ hình thành tâm lý tự mãn nên nhiều người thường có thói quen trả lời: 'Cháu nhà tôi học chán lắm...' cho dù thực tế không phải như vậy. Trẻ chưa thể phân biệt được hết tất cả các sắc thái của câu nói nên khi nghe bố mẹ bảo thế, trẻ sẽ tin là thật. Và đặc biệt khi lời nói ấy được nói ra bởi bố mẹ mình - người gần gũi, thấu hiểu trẻ, vô tình cản sự phát triển của trẻ, hướng trẻ theo chiều hướng đi xuống.
Những câu nói nửa đùa nửa thật của bố mẹ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ (Ảnh: Internet)
2. Bình phẩm về ngoại hình của trẻ
Bình phẩm vô tư về ngoại hình của trẻ là một trong những thói quen dễ gặp nhất của người thân quanh trẻ. Dù nửa đùa nửa thật nhưng những câu nói kiểu như: cái trán này dô, cái mũi này tẹt... vô tình làm tổn thương đến trẻ. Dù trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của từng câu chữ nhưng với sắc thái của người nói, trẻ sẽ cảm nhận được đó là tốt hay xấu. Nó khiến trẻ mất tự tin về bản thân mình. Lâu dần, trẻ không nhận ra giá tri của bản thân mình. Một người dù có năng lực, dù có thông minh mà thiếu tự tin cũng không thể phát huy hết tài năng của mình.
Thay vì chê bai các khuyết điểm của trẻ, bố mẹ chỉ cần sửa đổi một chút là cũng có thể giúp trẻ thêm tự tin và có cái nhìn khác về giá trị của bản thân mình. Ví dụ như, trán dô không có nghĩa là không đẹp, nó sẽ đẹp khi kết hợp hài hoà với tổng thể khuôn mặt...
3. Dùng câu mệnh lệnh với trẻ
Khi muốn con làm gì, người lớn thường hay dùng câu mệnh lệnh với trẻ, kiểu như: '8h là vào lớp đúng không? Mau lên kẻo muộn'. Những mệnh lệnh kiểu này như là một mũi tên chỉ có chiều đi mà không có chiều ngược lại. Trẻ có thể nghe nhưng trẻ có thể sẽ không phục. Để trẻ có thể hướng về hành động một cách tự nhiên thì dạng câu hỏi gợi mở là một phương pháp hay. Thay vì nói với con: '8h là tập trung, mau lên kẻo muộn', bố mẹ có thể hỏi trẻ: 'Mấy giờ con phải đến trường tập trung vậy con yêu '.
Câu hỏi dạng mở không mang tính cưỡng chế như những câu mệnh lệnh và có tác dụng khiến trẻ phải tự suy nghĩ để đưa ra hành động mà không có sự phản kháng. Câu hỏi mở đưa ra sự gợi ý và giúp trẻ tự chủ hơn trong những hoạt động của mình.
- 7 dấu hiệu chứng tỏ con bạn lớn lên sẽ thông minh, chỉ cần... (Chủ nhật, 13:27:02 28/02/2021)
- Có 2 trong 4 dấu hiệu hiệu này chứng tỏ bé mắc bệnh tự kỷ,... (Thứ tư, 08:22:04 13/01/2021)
- Mẹ có 5 đặc điểm này sẽ sinh ra một đứa trẻ xuất sắc... (Thứ Hai, 13:05:04 28/12/2020)
- Muốn con gái hạnh phúc và thành công, đây là 5 điều các bà... (Thứ sáu, 20:51:09 18/12/2020)
- 3 sai lầm khi nuôi con nhỏ khiến bé ngày càng lười ăn, nhất là... (Thứ năm, 21:31:06 10/12/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở trẻ nhỏ, cha mẹ đừng chủ... (Thứ tư, 16:50:06 02/12/2020)
- Cha mẹ không nên đánh con ở trong 3 độ tuổi này, tức giận... (Thứ Hai, 11:30:04 07/09/2020)
- Trẻ sơ sinh có 4 biểu hiện này chứng tỏ bé thông minh hơn... (Thứ Ba, 20:35:02 25/08/2020)
- 3 tính cách của trẻ cứ ngỡ thông minh khôn khéo nhưng lớn lên... (Chủ nhật, 15:12:00 23/08/2020)
- 4 tuyệt chiêu của mẹ dạy con thông minh vượt trội (Chủ nhật, 18:00:06 02/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023