Những sai lầm kinh điển của cha mẹ khi dạy con hay mắc phải

Luôn sẵn sàng thay đổi, giữ tư tưởng cởi mở, chia sẻ là điều cha mẹ nên làm để dạy con hiệu quả và nhẹ nhàng.

1. Cảm thấy bất lực khi con không nghe lời

Đó là khi trẻ phớt lờ những yêu cầu lần thứ n của bạn khiến bạn cảm thấy cực kì tức giận và thốt ra những câu như 'Con làm mẹ phát điên lên rồi đấy!'. Điều đó chỉ cho thấy rằng bạn đang cho chúng nhiều 'quyền lực' hơn.

Khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, đừng lặp lại yêu cầu đó nhiều lần hay đưa ra yêu cầu như một lời nhờ vả kiểu 'Con dọn đồ chơi đi có được không?'. Thay vào đó, hãy yêu cầu chúng một cách dứt khoát kèm theo cảnh báo nếu chúng không thực hiện ngay. Hãy đảm bảo những lời cảnh báo đó khiến chúng không thể không nghe lời và đó sẽ là tiền đề tốt cho lần sau.

2. Ngại thay đổi

Khi trẻ lớn lên, thái độ, hành vi và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng thay đổi theo. Cha mẹ cần chấp nhận những thay đổi đó và điều chỉnh phương pháp dạy con cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc nhận ra sai lầm trong cách dạy con và cố gắng sửa chữa, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó cũng khá quan trọng.

Cha mẹ nên thường xuyên điều chỉnh cách dạy con cho phù hợp (Ảnh: Internet)

Cha mẹ nên thường xuyên điều chỉnh cách dạy con cho phù hợp (Ảnh: Internet)

3. Cố gắng làm vừa lòng người khác

Đừng cố gắng làm vừa lòng người khác. Cha mẹ thông minh sẽ biết điều gì là tốt hay không tốt cho con mình. Họ sẽ không thay đổi chỉ vì người khác nói rằng họ quá nghiêm khắc hay họ chẳng giống những ông bố bà mẹ bình thường. Thậm chí ngay cả khi những đứa trẻ cho rằng chúng có cha mẹ tồi tệ nhất thì họ cũng không cảm thấy tổn thương và giữ những chính kiến của mình.

4. Lấy thành công của người khác làm thước đo cho con mình

Cha mẹ thường so sánh con mình với những đứa trẻ khác, mong chúng thông minh như anh họ hay chăm chỉ như cô bé hàng xóm. Thay vào đó, hãy học cách hiểu và nhìn nhận con với những giá trị của chính con. Hãy giúp trẻ học cách đối mặt với khó khăn và tìm kiếm thành công từ những khả năng tiềm tàng của mình.

5. Ràng buộc con với quá khứ của cha mẹ

Nhiều người có tuổi thơ khó khăn có xu hướng nuông chiều con mình một cách thái quá, hay có những người dạy con theo cách trái ngược hoàn toàn với cha mẹ họ từng làm chỉ để chứng minh một điều gì đó. Hay có những ông bố bà mẹ xem con cái là nơi thực hiện ước mơ dang dở của mình.

Cha mẹ không nên tập trung vào quá khứ mà hãy trở thành những ông bố bà mẹ tốt nhất của con ở hiện tại, cần biết rằng chúng là những bản thể khác biệt và cần được khuyến khích để sống đúng với khả năng và sở thích riêng.

Đừng vội mắng khi trẻ làm sai mà nên tìm nguyên nhân để giải quyết (Ảnh: Internet)

Đừng vội mắng khi trẻ làm sai mà nên tìm nguyên nhân để giải quyết (Ảnh: Internet)

6. Thiếu kiên nhẫn

Đừng đánh giá con là một đứa trẻ lười biếng chỉ vì con không chịu làm việc nhà hôm nay. Cũng đừng mong con sẽ thay đổi một thói quen xấu chỉ sau một đêm.

Hãy liên tục dạy cho trẻ những kĩ năng mới, những bài học mới, cho trẻ cơ hội để luyện tập và tiến bộ. Khi trẻ cư xử vô lễ hay có những biểu hiện khác thường, đừng vội mắng mỏ hay phán xét mà nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân để đưa ra hướng giải quyết thích hợp.

7. Không dám cho con chấp nhận thử thách

Quá bao bọc trẻ không phải là một điều tốt. Cha mẹ thông minh là người biết tính toán những rủi ro mà con mình có thể gặp phải để giúp con đưa ra sự lựa chọn tốt nhất. Họ cố gắng cân bằng giữa an toàn và sự cần thiết để trẻ tự lập. Đôi khi, để trẻ tự đưa ra những quyết định quan trọng cũng là cách thúc đẩy sự tự tin, suy nghĩ độc lập của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật