BS Đỗ Hữu Thảnh: Trẻ nhỏ chậm bò có thể bị rối loạn vận động

Có câu rằng: ‘3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò 9 tháng lò dò biết đi’ nhưng thực tế rất ít trẻ đạt được tiêu chí này.

Câu hỏi: Chào Bác sĩ em bé nhà cháu 11 tháng rồi mà vẫn chưa biết bò vẫn còn mềm lắm, em cháu dạo này ăn ít hơn trước. Theo Bác sĩ em cháu có bị làm sao không và có phải đi khám không ạ?

BS Đỗ Hữu Thảnh

Trả lời:

Hiện nay, có một số trường hợp trẻ em 'trốn bò', tức là trẻ khỏe mạnh cứng rắn, vẫn lẫy và xoay tốt, ngồi vững nhưng không chịu bò rồi men giường mà đứng lên và tập đi luôn. Hoặc một số trường hợp, trẻ chưa cứng cáp nên ngồi vững, không bò mà chỉ 'lê' (tức là ngồi vững thẳng đứng rồi dùng chân co kéo để di chuyển người rất nhanh).

Về vấn đề này, BS. Đỗ Hữu Thảnh - từng công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cho biết:

Trường hợp trẻ 11- 12 tháng tuổi chưa biết bò nhưng ngồi vững, khi ngồi không cần hỗ trợ (tuy thỉnh thoảng có lần đổ ngửa ra phía sau), hai tay tự do cầm đồ chơi đưa lên miệng hoặc chuyển từ tay nọ sang tay kia, thì không phải là chậm phát triển. Gia đình cần tăng cường chăm sóc, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý với thức ăn giàu canxi, đạm để ăn ngon miệng. Nhưng nếu trẻ không biết bò, cũng không thể ngồi được, khi ngồi thì đổ gục phía trước thì cần cho trẻ đi khám bởi rất có thể trẻ đã bị rối loạn phát triển tâm thần vận động hoặc bị còi xương.

Các bậc cha mẹ cần tham khảo biểu đồ phát triển ở trẻ theo từng giai đoạn và độ tuổi để sớm phát hiện và điều trị nếu bé có những biểu hiện bất thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật