ok: Mách mẹ cách xử lý khi con nhỏ khóc dạ đề trong đêm

Theo như bạn mô tả thì tình trạng khóc của bé diễn ra hơn một tuần nay vào giờ nhất định là khóc dạ đề. Khóc dạ đề là khóc về đêm lúc lên đèn (dạ: đêm, đề: kêu khóc). Đây là loại khóc xả hơi sau một ngày ở một trẻ khỏe mạnh.

Tôi sinh cháu đến nay mới đầy tháng, nhưng hơn tuần nay tối nào cháu cũng khóc từ lúc chập tối đến nửa đêm, không sao dỗ được mặc dù tôi vẫn đủ sữa cho cháu bú. Còn ban ngày cháu lại rất ngoan và ăn ngủ bình thường. Xin hỏi khóc như thế có ảnh hưởng sức khỏe không?

Trẻ khóc dạ đề như một cách để xả hơi sau 1 ngày dài

Trẻ khóc dạ đề như một cách để xả hơi sau 1 ngày dài

Đỗ Thị Liên (Hà Giang)

Theo như bạn mô tả thì tình trạng khóc của bé diễn ra hơn một tuần nay vào giờ nhất định là khóc dạ đề. Khóc dạ đề là khóc về đêm lúc lên đèn (dạ: đêm, đề: kêu khóc). Đây là loại khóc xả hơi sau một ngày ở một trẻ khỏe mạnh.

Thường bắt đầu vào 3 tuần tuổi và kéo dài đến 12 tuần tuổi sau khi sinh. Đặc điểm của khóc dạ đề là diễn ra như một quá trình đã được định sẵn, có thể đoán trước được: trẻ bắt đầu bồn chồn, cựa quậy nhiều rồi rơi vào tình trạng kích động, la khóc ầm ĩ.

Khi cơn khóc đã qua, trẻ ngủ lâu hơn và tốt hơn, trẻ vẫn bú và tăng cân bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt khóc dạ đề với khóc khác: do đói khát, do khó chịu trong người, do đau bụng do lồng ruột

Có thể phân biệt khóc dạ đề với khóc khác dựa vào tiếng khóc của trẻ về cường độ, nhịp độ, âm sắc, độ dài, thời gian bắt đầu và tồn tại, khả năng được dỗ nín. Chẳng hạn trẻ khóc do đói thì khi mẹ cho bú trẻ sẽ nín, khóc do đau bụng thì tiếng khóc the thé, tiếp theo có đoạn ngừng ngắn kèm theo ngừng thở ngắn rồi liên tiếp tiếng khóc lặp đi lặp lại.

Kèm theo trẻ có tái nhợt, vã mồ hôi và bế dỗ cho bú cũng không đỡ. Điều cần nhớ khóc dạ đề là một quá trình lặp lại vào ngày hôm sau như tính chu kỳ. Muộn nhất là sau 12 tuần thì kết thúc khóc dạ đề. Do vậy các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ khóc dạ đề

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật