Dù biết đi trẻ vẫn đòi bố mẹ bế, nhiều người nghĩ con hư nhưng sự thật sẽ khiến bạn muốn bế ẵm con nhiều hơn

Trẻ nhỏ dù đã biết đi vẫn thường xuyên đòi bế

Nhiều bậc cha mẹ chia sẻ rằng dù con cái họ đã 2 - 3 tuổi đi rất vững rồi nhưng bé vẫn thường xuyên đòi bế. Mỗi khi đưa con ra ngoài chơi, ví dụ đến công viên hoặc khu vui chơi thì bé luôn đòi người lớn bế mà không chịu xuống đi bộ hoặc chạy nô đùa. Điều đó khiến các bậc phụ huynh không khỏi đau đầu. Thậm chí họ còn cho rằng con mình quá lười biếng, sau đó tìm cách dạy dỗ bé, sợ con sẽ hư, ỷ lại vào cha mẹ.

Trên thực tế suy nghĩ đó của cha mẹ không chính xác. Năm 2010 Trường Đại học Y Duke, Hoa Kỳ đã có một kết luận nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Họ theo dõi 500 trẻ sơ sinh và trẻ em trong một thời gian dài, quan sát tần suất được cha mẹ ôm của chúng thì thấy được chia thành 3 cấp độ. Có 10% trẻ hiếm khi được cha mẹ ôm, 85% trẻ được cha mẹ thỉnh thoảng ôm, còn lại chỉ có 6% trẻ là được cha mẹ ôm ấp, bế ẵm thường xuyên.

30 năm sau các nhà nghiên cứu đánh giá lại sức khỏe tâm thần của những đứa trẻ đó. Họ nhận thấy rằng những đứa trẻ thường xuyên được cha mẹ ôm khi còn nhỏ có sức khỏe tinh thần tốt nhất, chúng có sự ổn định về mặt cảm xúc, ít lo lắng và hạnh phúc hơn khi trưởng thành.

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Đó là khi được cha mẹ ôm ấp thì não bộ của trẻ tiết ra một chất gọi là oxytocin khiến trẻ cảm thấy được tin tưởng và bảo vệ, khiến con có cảm giác an toàn. Do đó cha mẹ không cần lo lắng việc bế con quá nhiều sẽ làm con hư, lười biếng hay ỷ lại cha mẹ.

Trong 3 trường hợp dưới đây trẻ cần cha mẹ bế hơn bao giờ hết:

Khi con khóc

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì khóc dường như là phương thức biểu đạt cảm xúc duy nhất của chúng. Thông qua tiếng khóc trẻ hy vọng sẽ thu hút sự chú ý của cha mẹ để được cha mẹ ôm vào lòng vỗ về.

Cái ôm của cha mẹ lúc ấy sẽ làm dịu nỗi sợ hãi trong lòng lũ trẻ về thế giới mới mẻ xung quanh. Từ một thế giới ấm êm và an toàn là tử cung của mẹ bước ra thế giới bên ngoài, đối với chúng không chỉ là sự mới lạ đầy tò mò mà còn bao gồm cả nỗi sợ hãi, hoang mang. Vòng tay ôm bảo bọc của cha mẹ là điều duy nhất giúp con cảm thấy an toàn để con có thể yên tâm khám phá thế giới xung quanh. Dù con lên 3 tuổi thì vẫn còn bé bỏng lắm, vẫn rất cần những cái ôm từ cha mẹ để tiếp thêm sự vững tin và cảm giác an toàn cho bé.

Nếu bị cha mẹ đối xử thờ ơ trong thời gian dài, những đứa trẻ ấy thường không có đủ cảm giác an toàn, luôn tự ti về bản thân, thiếu lạc quan, thậm chí có sự phát triển lệch lạc về tinh thần.

Khi trẻ ra ngoài

Nhiều đứa trẻ rất hiếu động và ham thích khám phá mỗi khi được cha mẹ đưa ra ngoài. Ngược lại nhiều đứa trẻ luôn đòi bố mẹ bế trên tay. Phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ mệt mỏi vì đi bộ nhưng kể cả cho con ngồi xe đẩy mà bé vẫn không chịu chỉ một mực đòi người lớn bế. Lý do tại sao lại như vậy?

Bởi nhiều đứa trẻ cảm thấy sợ hãi khi xung quanh đều là người lạ, lại ở một môi trường xa lạ mà không phải căn nhà quen thuộc của bé. Và chỉ khi được cha mẹ bế trên tay, bé mới có cảm giác an toàn, không còn cảm thấy nguy hiểm nữa. Do đó cha mẹ chớ nên nghĩ rằng con lười biếng, nhõng nhẽo vô lý nhé.

Khi anh/chị em trong nhà được bố mẹ bế

Trong nhà có thêm một đứa trẻ nữa, đứa con lớn của gia đình bỗng dưng thường xuyên đòi cha mẹ bế. Đó là tâm lý rất bình thường diễn ra ở trẻ, cha mẹ chớ nên tức giận hoặc đánh mắng con. Khi con thấy bố mẹ bế em bé, chúng sẽ có cảm giác nguy cơ, lo lắng cha mẹ còn yêu mình nữa hay không. Và việc đòi bế chính là cách để trẻ vòi vĩnh sự quan tâm của cha mẹ, cũng là cách để con kiểm chứng tình yêu thương cha mẹ dành cho mình.

Khi gia đình có thêm em bé thứ hai thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến cảm xúc và tâm trạng của đứa con lớn. Hãy dành cho con thật nhiều cái ôm và những lời tâm tình, thủ thỉ để con hiểu cha mẹ vẫn luôn yêu thương con không thay đổi. Từ đó sẽ giúp con có cảm giác an toàn và yên tâm.

Đừng bao giờ keo kiệt những cái ôm dành cho con
Cha mẹ đừng nghĩ rằng chỉ những em bé mới cần được ôm. Kể cả khi con đã lớn hơn, đã học mẫu giáo hay tiểu học đi chăng nữa thì những cái ôm vẫn là điều cha mẹ đừng nên keo kiệt với trẻ.

Đối với lũ trẻ thì vòng tay ôm ấm áp và những lời nói dịu dàng của cha mẹ chính là biểu hiện rõ nét nhất cho tình yêu mà cha mẹ dành cho chúng. Những cái ôm dù ở độ tuổi nào đều thúc đẩy quá trình tiết oxytocin trong não con khiến bé cảm thấy được tin tưởng và bảo vệ. Có cảm giác an toàn, con sẽ luôn lạc quan, vui tươi và hạnh phúc, con sẽ dũng cảm và tự tin để hòa nhập với thế giới bên ngoài.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật