Sinh mổ lần 2 và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh thường sẽ hại cả mẹ lẫn con
Sau sinh mổ bao lâu nên có thai lại? Không phải 3 năm hay 5 năm!
Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?
Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên rằng người phụ nữ nên chờ từ 1-3 năm sau khi sinh mổ rồi mang thai lần tiếp theo. Thời gian chờ đợi trung bình giữa hai lần sinh là 18 tháng. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể được đề nghị dài hơn nếu bạn gặp phải các biến chứng trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở trước đó.
Khoảng thời gian này là rất cần thiết để cơ thể người mẹ có đủ thời gian để hoàn toàn lành vết sẹo hoặc chấn thương nào đó mà bạn gặp phải trong khi phẫu thuật. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì nguy cơ người mẹ gặp biến chứng thai kỳ chẳng hạn vỡ tử cung, sinh non hoặc thai nhẹ cân sẽ rất cao.
Ngoài ra, đây là một số lý do bạn cần cách ra giữa 2 lần sinh mổ:
- Khi sinh mổ, lượng máu sẽ mất gấp đôi so với sinh thường (trung bình khoảng 1,5 lít máu). Vì vậy, cơ thể cần thời gian để hồi phục hoàn toàn do thiếu máu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như việc sinh nở trong lần tiếp theo.
- Giảm các biến chứng về sức khỏe như rách tử cung và nhau thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
- Có thời gian chăm sóc em bé mới sinh, gắn bó tình cảm mẹ con, lên kế hoạch tốt cho lần mang thai tiếp theo.
- Khắc phục sức khỏe tinh thần, tránh bị trầm cảm.
Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ?
Thời điểm sinh mổ trong lần thứ 2 mang thai sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Một nghiên cứu được trình bày trong cuộc họp của Hiệp hội Y học dành cho bà mẹ và thai nhi ở Dallas (bang Texas, Mỹ), thời điểm mổ đẻ lần 2 tốt nhất là ở tuần thứ 39 của thai kỳ.
Đây là thời điểm tốt nhất để em bé phát triển tối đa và cơ thể mẹ vẫn có thể đáp ứng được. Nếu để lâu hơn 39 tuần, lúc này thai phát triển quá lớn gây khó sinh và làm căn bục vết mổ cũ. Bên cạnh đó, nếu đợi đến lúc chuyển dạ thì mẹ bầu sẽ phải chịu nỗi đau nhân đôi là đau chuyển dạ và đau khi mổ.
Trong trường hợp sức khỏe mẹ không tốt, có tiền sử lưu thai, thai ngoài tử cung hoặc từng có can thiệp y tế để bỏ thai thì sinh mổ lần 2 khi thai 38 tuần tuổi là an toàn nhất. Tuy nhiên, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên tới bệnh viện kiểm tra và đăng ký lịch mổ.
Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào?
Khi mang thai, khả năng biến chứng do lần mổ cũ rất cao. Vì vậy, trong quá trình mang thai lần 2 cũng như các lần sau, nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường sau đây thì mẹ bầu nên nhập viện ngay:
- Ra máu 3 tháng cuối thai kỳ: Ra máu ở thời điểm này có thể là dấu hiệu bất thường về rau hoặc sinh non. Lượng máu càng nhiều thì mức nguy hiểm càng cao vì vậy khi thấy có máu, mẹ bầu nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Ra nước ối: Nếu dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi dịch có mùi tanh, hơi nhớt thì mẹ bầu nên tới bệnh viện ngay. Bởi đây là dấu hiệu của sa dây rau, sinh non, thậm chí là nhiễm trùng do vỡ ối sớm.
- Thai nhi cử động ít hơn bình thường: Trong 3 tháng cuối, nếu trong vòng 2 giờ mà thai nhi cử động dưới 10 lần thì mẹ nên tới bệnh viện để kiểm tra.
- Đau bụng dữ dội ở bụng dưới và tử cung: Nếu cơn đau co thành chu kỳ, liên tục và không mất đi dù bạn đã nghỉ ngơi khoảng 1 giờ thì đây có thể là dấu hiệu liên quan tới sinh sớm.
Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?
- Khám thai định kỳ: Khám thai không chỉ đơn giản là để kiểm tra sự phát triển của thai nhi mà còn để kiểm tra vết mổ cũ của mẹ bầu. Với mẹ bầu mang thai lần 2 cách lần 1 dưới 18 tháng thì điều này lại càng quan trọng hơn.
- Chọn bệnh viện và đăng ký lịch mổ: Mẹ hãy chọn bệnh viện uy tín, tốt nhất là bệnh viện đã từng đẻ mổ trong lần đầu vì các bác sĩ đã nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như tình hình sinh lần trước. Bên cạnh đó, trong 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chủ động tới bệnh viện để đăng ký lịch mổ.
- Trao đổi với bác sĩ về kế hoạch sinh mổ, chẳng hạn như thời gian sinh, cho em bé tiếp xúc da kề da từ sớm,...
- Không nên ăn uống trước khi lên bàn mổ khoảng 6-8 tiếng để ca mổ đẻ diễn ra thuận lợi.
- Những vật dụng cần mang theo: quần áo rộng thoải mái, tất chân, băng vệ sinh, dép mềm,...
Ngoài những việc trên, mẹ bầu cũng cần phải chuẩn bị tinh thần khi sinh mổ lần 2, do việc đẻ mổ lần 2 có thể gặp phải nhiều rủi ro hơn, chẳng hạn như nứt, bục tử cung, nhau cài răng ngược,...
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:01 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:00 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:01 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:03 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:08 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:02 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:04 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:08 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:08 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:08 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023