Cách trồng cây không khí trang trí nhà ngày Tết nhất định phải biết
Cây không khí là loại cây gì?
Cây không khí là loại cây cảnh mới xuất hiện ở Việt Nam, nhưng đang dần được ưa chuộng làm cảnh trong nhà. Giống như cái tên, ưu điểm của loài cây này là sống không cần đất. Ngoài ra, cây không khí rất đa dạng và phong phú về hình dáng chủng loại. Loại cây này có tác dụng hấp thụ khí độc, thải ra khí ô xy, giúp thanh lọc, làm sạch không khí trong nhà.
Cây không khí được ưa chuộng làm cảnh trong nhà
Nên chọn loại cây không khí nào?
Cây không khí rất đa dạng, có loại cây giống như cây dứa, có loại xoè tròn như cỏ linh chi có loại rủ dài như rong biển… Tuỳ thuộc vào sở thích hoặc mục đích trang trí của gia đình bạn mà có thể chọn cho mình một loại vừa ý nhất hoặc trồng kết hợp nhiều loại với nhau.
Dễ trồng nhất là loại cây có tên Hồng Hạnh hay còn gọi là Thông Trắng. Đây là loại cây chịu khô hạn tốt, lá dài, màu xanh trắng và mảnh như lá cỏ. Cây Hồng Hạnh tuỳ kích thước sẽ có giá khoảng từ 70.000 đồng.
Loại cây không khí có tên Kim Yến là cây có kích thước tương đối nhỏ, phù hợp để đặt hoặc treo trên bàn làm việc chật chội. Cây có thể ra hoa ngay cả khi chỉ nhỏ khoảng hai đốt ngón tay. Giá của Kim Yến khá rẻ, chỉ khoảng từ 35.000 – 70.000 đồng tuỳ kích cỡ.
Cây Sao Mai là loại cây không khí khá được ưa chuộng vì có tán lá dạng kim như lá thông xoè tròn rất mát mắt. Khi sắp ra hoa, các nhánh lá lại biến đổi thành màu đỏ cực đẹp. Với giá thành khoảng từ 99.000 – 250.000 đồng tuỳ kích thước.
Ngoài ra còn có vô số loài cây không khí khác như Nhân Sâm có dáng dấp mạnh mẽ, cây Tóc Tiên rủ dài mềm mại, cây Nữ Hoàng cực sang trọng hoặc cây Hồ Ly có dáng dấp tương tự như một chiếc đuôi xù….
Cách trang trí cây không khí?
Ưu điểm của cây không khí là không cần đất trồng hay nước, bạn có rất nhiều cách để bày cây không khí trong không gian nhà của mình.
Bạn có thể thả cây không khí vào một chiếc đĩa nhỏ rồi đặt chiếc đĩa nhỏ ở vị trí mong muốn.
Sáng tạo hơn, bạn có thể đặt cây không khí trong những chiếc vỏ ốc biển đã rửa sạch, gắn nó trên cánh cửa tủ lạnh bằng súng bắn keo hay nam châm. Bạn cũng có thể sử dụng như một miếng nam châm gắn đồ vật hay note thường có trên tủ lạnh.
Lãng mạn hơn, bạn có thể đầu tư vài chiếc bình treo bằng thuỷ tinh để đựng cây không khí bên trong và treo chúng gần bậu cửa sổ. Đây là một cách khá phổ biến gần đây, tuy nhiên để “khu vườn không khí” sinh động hơn, bạn cần có nhiều hơn một cây không khí và một chiếc bình treo. Bạn có thể ứng dụng cách trang trí này ở nơi có không gian rộng và thoáng.
Bạn cũng có thể sử dụng các bình thủy tinh, bình gỗ để bàn. Nhớ sử dụng thêm một chút phụ kiện như sỏi màu, cát màu, san hô khô hay vài vật dụng trang trí đáng yêu để làm đẹp thêm cho cây không khí của mình nhé!
Đơn giản và đầy bất ngờ, bạn chỉ cần dùng dây câu cá buộc cây không khí vào, còn đầu kia buộc lên trần nhà. Cực kỳ dễ thực hiện mà còn tiết kiệm nữa.
Cách chăm sóc cây không khí?
Cây không khí có thể trồng trong nhà hay ngoài trời đều được. Khi cây sắp nở hoa, ở một số loài, lá sẽ chuyển sang màu đỏ rất đẹp. Hàng tháng bạn có thể phun phân bón cho cây để cây phát triển nhanh và chóng ra hoa.
Cây không khí đang ra hoa
Loài cây này không cần phải tưới nước quá nhiều, tuỳ theo từng loại, có thể tưới cách ngày hoặc tuần tưới 2 – 3 lần. Đối với cây không khí được trồng gần hồ nước hoặc hồ cá, cây có khả năng hấp thụ hơi nước nên bạn sẽ không cần tưới cây nữa.
Đặc biệt, đối với cây Nữ Hoàng, lượng nước bạn tưới sẽ ảnh hưởng đến độ xoăn của lá. Nếu bạn ít tưới, lá cây sẽ xoăn lại, nếu tưới nhiều nước hoặc ở nơi có độ ẩm cao, lá cây sẽ tự nhiên thẳng ra.
Đối với mỗi lần tưới, bạn nên dùng bình xịt nhẹ nhàng lên lá hoặc nhúng cây vào nước rồi lấy ra ngay, không nên để cây bị úng nước. Sau khi tưới, nếu là các cây có lá mọng nước như Kim Yến, Thạch Thảo, bạn có thể dùng giấy ăn thấm nhẹ quanh gốc để tránh bị úng.
Cây không khí cũng không cần có quá nhiều ánh nắng (chỉ khoảng 40%). Chúng có thể sống tốt khi được chiếu sáng vừa phải, ngay cả với ánh sáng từ đèn. Nếu bạn phơi nắng quá lâu mà không chăm sóc, cây không khí sẽ rất dễ chết.
Chúc các bạn thành công!
- Mẹo chọn táo "bách phát bách trúng" vừa ngon ngọt lại... (Thứ bảy, 13:35:04 22/05/2021)
- Đang vội mà cần rã đông thịt cứ làm theo cách này, 10 phút là... (Thứ Hai, 16:44:01 17/05/2021)
- Vứt vỏ chuối sau khi ăn? Giờ hãy dùng chúng trong việc trồng... (Thứ Hai, 08:29:07 10/05/2021)
- Sữa hết hạn vẫn tận dụng tốt nếu bạn dùng vào những... (Thứ bảy, 16:55:03 24/04/2021)
- Tiền điện giảm 1 nửa vì biết cách chỉnh 5 chế độ của máy... (Thứ sáu, 16:26:07 23/04/2021)
- Chớ dại cho 4 thực phẩm này vào lò vi sóng nếu bạn không... (Thứ tư, 13:26:07 21/04/2021)
- Mẹo đánh bay mùi hôi dưới cánh tay với quả cà chua (Thứ Hai, 16:40:00 19/04/2021)
- Chỉ với mẹo đơn giản này, bạn có thể xua đuổi muỗi tránh... (Thứ bảy, 21:30:02 10/04/2021)
- Thả nắm tỏi vào thùng gạo ai cũng trợn tròn mắt, nhưng điều... (Thứ năm, 08:27:07 08/04/2021)
- Mẹo hay giúp bạn thoát khỏi cảnh lưỡi bị bỏng rát khi ăn... (Thứ tư, 16:49:05 24/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023