Táo bón kéo dài sau mổ phình đại tràng phải làm sao?

Phình đại tràng bẩm sinh là do một đoạn đại tràng không có các hạch thần kinh và phình to ra.

Câu hỏi: Chào Bác sĩ! Bé nhà em được 21 tháng thì bị phình đại tràng bẩm sinh đã phẩu thuật từ lúc mới sinh, nhưng tới cứ đi cầu són, không đi 1 lần mà cứ xẹt xẹt . Xin hỏi Bác sĩ giờ phải làm sao cho bé đi 1 lần/ 1 ngày được? Cảm ơn Bác sĩ!

Trả lời:

Phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh là cắt bỏ đoạn ruột teo đi và đưa đoạn ruột bình thường xuống thay thế. Có nhiều phương pháp mổ khác nhau, có thể một hay nhiều lần, có thể mổ ở bụng hoặc mổ từ đường dưới hậu môn.

Cơ chế của sự tháo phân là một quá trình sinh lý phức tạp, được chi phối bởi nhu động của đại tràng phối hợp với hoạt động của cơ thắt hậu môn, khi những kích thích phó giao cảm đi từ các nhánh hạch của S2, S3, S4 thuộc đám rối thần kinh hạ vị dưới. Các nhánh này truyền kích thích tới các vùng thần kinh có ruột làm tăng cường sự co bóp cơ ruột, nhất là sự co cơ vòng và tạo thành nhu động độc lập của đại tràng.

Phẫu thuật có thể làm gián đoạn và mất đi sự cân bằng sinh lý bình thường này từ đó làm quá trình tháo phân sẽ bị rối loạn.

Do đó, BS. Đỗ Hữu Thảnh - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam cho biết các biến chứng có thể gặp sau mổ là:

- Sót đoạn vô hạch: biểu hiện bằng táo bón kéo dài sau mổ.

- Biến chứng hẹp miệng nối: Thường do hậu quả của bục, rò hoặc sau mổ không được nong hậu môn đều đặn.

- Biến chứng són phân: Biến chứng này thường xảy ra sau mổ nhưng thường cải thiện dần từ 6 tháng đến 3 năm. Nguyên nhân có thể do sự giãn rộng quá mức của hậu môn, do căng đầy đại tràng do phân lỏng hoặc do kích thích và thương tổn thần kinh vùng chậu. Tùy theo mức độ són phân bệnh nhi sẽ được điều trị nội khoa tập luyện dần phản xạ hoặc tạo hình lại cơ vòng hậu môn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật