Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh gì?

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh ảnh hưởng tới ruột già (đại tràng) và quá trình tống xuất phân Bệnh lý này là bẩm sinh hậu quả của việc thiếu các tế bào thần kinh trong cơ của ruột già ở trẻ, dẫn đến sự tắc nghẽn ở ruột già do sự chuyển động của cơ ruột quá kém.

Trẻ sơ sinh bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường không có nhu động ruột sau khi sinh. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này có thể không được phát hiện cho đến khi trẻ lớn lên.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh ảnh hưởng đến ruột già

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh ảnh hưởng đến ruột già

Triệu chứng thường gặp

Thông thường dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ không có nhu động ruột trong vòng 48 giờ sau khi sinh Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

- Căng chướng bụng

- nôn mửa thường nôn mửa chất có màu xanh lá cây hoặc màu nâu

- táo bón hoặc xì hơi, có thể làm cho trẻ quấy khóc

- Tiêu chảy

- Ruột vận động khó khăn

- Không có tiêu phân su ngay sau khi sinh

- Không tiêu phân lần đầu tiên trong vòng 24-48 giờ sau khi sinh

- Phân không có thường xuyên nhưng thoát ra đột ngột

- Vàng da

- Bú kém

- tăng cân chậm

Ở trẻ lớn, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

- Chướng bụng

- táo bón mạn tính

- Xì hơi

- Chậm phát triển

- Mệt mỏi

- Phân vón cục

- Suy dinh dưỡng

- Tăng trưởng chậm.

Triệu chứng của bệnh như chướng bụng, táo bón

Triệu chứng của bệnh như chướng bụng, táo bón

Nguyên nhân gây bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Co thắt cơ ruột giúp tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng di chuyển trong lòng ruột. Sự co thắt này được gọi là nhu động ruột, các dây thần kinh giữa các lớp cơ gây ra các cơn co thắt. Trong bệnh phình đại tràng bẩm sinh, các dây thần kinh bị thiếu ở một phần ruột. Vùng ruột không có dây thần kinh sẽ không thể đẩy phân qua, điều này gây ra sự tắc nghẽn. Phần ruột phía sau chỗ tắc nghẽn phình lên, kết quả là căng chướng bụng

Bệnh đôi khi xảy ra trong gia đình và trong một số trường hợp là do đột biến di truyền.

Điều trị phình đại tràng bẩm sinh

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh phình đại tràng bẩm sinh nếu áp dụng các biện pháp sau:

Ăn thức ăn có nhiều chất xơ Bạn cũng nên cung cấp cho trẻ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây rau quả và hạn chế bánh mì trắng cũng như các loại thực phẩm ít chất xơ khác. Sự gia tăng đột ngột các loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể làm trầm trọng thêm táo bón lúc đầu, vì vậy bạn nên thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của trẻ dần dần. 

Bổ sung chất xơ, nước cho trẻ để tránh tình trạng táo bón

Bổ sung chất xơ, nước cho trẻ để tránh tình trạng táo bón

Tăng lượng dịch. Bạn hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn. Nếu một phần hoặc toàn bộ đại tràng đã được loại bỏ, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ đủ lương nước cho cơ thể. Uống nhiều nước có thể giúp bù nước, giúp giảm táo bón

Khuyến khích các hoạt động thể chất. Hoạt động aerobic hàng ngày sẽ giúp thúc đẩy đi tiêu đều đặn

Thuốc nhuận tràng: Để kích thích nhu động ruột – có thể giúp giảm táo bón

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật