Trẻ bị sưng đùi sau khi tiêm kháng sinh nên làm gì?

Con tôi được 30 tháng tuổi, cháu ho viêm phổi, cháu tiêm kháng sinh 6 mũi vào mặt ngoài của đùi. Sau tiêm cháu kêu đau, tại vị trí tiêm bị tím, sờ thấy hơi cứng, khi động vào cháu không cho kêu đau. Cháu vẫn ăn uống, đi lại bình thường. xin hỏi bác sĩ con tôi có bị sao không ạ.

Tư vấn từ  BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa

Chào bạn!

Theo mô tả của bạn thì vết sưng ở đùi của trẻ sau khi tiêm có thể là do các nguyên nhân sau:

Nhẹ nhất là do phản ứng tại chỗ tiêm thì vết sưng sẽ tự tiêu đi. Nếu tiêm ở cánh tay thì vết sưng sẽ mau hết hơn vết sưng khi tiêm vào đùi.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý các trường hợp tiêm kháng sinh vào bắp đùi hoặc tay. Vì nếu kỹ thuật tiêm không tốt cũng có thể gây xơ hóa cơ ở trẻ và đây là một biến chứng nguy hiểm đến vận động của trẻ sau này. Biểu hiện xơ hóa xuất hiện ở ngay chỗ bị tiêm kháng sinh. Nếu tiêm vào mặt ngoài đùi thì xơ hóa cơ tứ đầu đùi, khiến gối không gấp được, luôn duỗi thẳng (cứng duỗi khớp gối).

Tiêm mặt trước đùi sẽ gây hạn chế vận động khớp hông, chân đi kiểu vạt tép (xơ hóa cơ thẳng đùi). Tiêm vào mặt sau cánh tay sẽ gây xơ hóa cơ tam đầu cánh tay, khiến khớp khuỷu luôn duỗi thẳng không gấp được (cứng duỗi khớp khuỷu). Nếu tiêm vào vùng cơ Delta thì tay không thể khép được vào thân, thậm chí sai khớp vai, biến dạng lồng ngực (xơ hóa cơ Delta).

Ngay sau khi tiêm, đa phần trẻ hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện sưng, nóng, đỏ đau nên Bác sĩ và người nhà không để ý. Thường 6 tháng sau khi tiêm, bệnh bắt đầu xuất hiện và ngày một nặng lên. Không phải trường hợp nào tiêm kháng sinh trong cơ cũng bị mắc bệnh này, nhưng trẻ đã mắc thì thường có di chứng nặng nề.

Chính vì vậy bạn cần theo dõi bé thêm. Nếu vết sưng vẫn cứng kéo dài trên 1 tháng bạn cần đi khám Bác sĩ nhi khoa để được theo dõi và tư vấn cụ thể.

Chúc bé khỏe mạnh!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật