Bản lam căn là gì? Thành phần và công dụng của bán lam căn

Bản lam căn

- Tên khác: Bọ mẩy, đại thanh.

- Tên khoa học: Herba Lobeliae.họ Verbenaceae.

Mô tả cây thuốc

Cây thuốc Bản lam căn là cây bụi hay cây nhỡ, các cành non tròn, phủ lông, sau nhẵn, vỏ màu nâu.

Lá hình bầu dục mũi mác, đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn hay nhọt, phiến thường nguyên, ít khi có răng gân nổi rõ ở mặt dưới.

Hoa mọc thành ngù có lông, trục chíng ngắn từ đấy cho ra 8-14 nhánh, mang hoa nằm trên một mặt phẳng. Lá bắc và lá bắc con hình dài, bé. Hoa thường màu trắng ít khi đỏ. Quả hạch có đài phát triển bọc ở ngoài. Ra hoa vào mùa hè có quả vào mùa thu.

Bộ phận dùng: Rễ cây của cây đại thanh Clerodenron cytophyllum Turcz, họ Verbenaceae.

Phân bố: Cây ưa sáng, mọc nhiều ở đồi hoang, ở các vùng trung du, đồng bằng nước ta.

Sơ chế: Đào rễ rửa sạch, phơi khô.

Tính vị: Vị đắng, tính hàn

Quy kinh: Vào kinh Phế, Can

Tính chất hóa học: Arginine, glutamin, indican, indigo, salicylic acid, indirubin, uridine, kinetin

Dược liệu bản lam căn trị bách bệnh như bệnh sởi, cảm mạo

Dược liệu bản lam căn trị bách bệnh như bệnh sởi, cảm mạo

Dược liệu Bản lam căn

Tác dụng của bản lam căn: Thanh nhiệt độc, thanh huyết nhiệt, kháng sinh

Chủ trị: Sốt cao như cảm cúm viêm não đơn độc, sởi viêm họng sưng tuyến mang tai, các loại lở loét trong xoang miệng…

Kiêng kỵ: Đây là vị tả mạnh, người bệnh lâu ngày, sức yếu, không có nhiệt độc không nên dùng.

+ Trị rong kinh ở phụ nữ

+ Trị chứng nóng bốc, để giải các loại thứ thuốc độc, cấp cứu nóng sốt như lửa, viêm họng

+ Trị sốt cao cảm mạo cấp tính

+ Trị viêm gan cấp tính

+ Trị bệnh sởi viêm họng viêm thanh quản miệng lưỡi lở đinh nhọt, đơn độc:

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật