Ai không nên dùng cao dán chống nôn tránh làm hại đến sức khỏe?

Buồn nôn và nôn là triệu chứng của nhiều rối loạn do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân thường gặp là do say tàu xe, máy bay hay nói chung là do đang ở trong môi trường có sự chuyển động đột ngột hay đổi hướng.

Say tàu xe, máy bay còn làm cho chúng ta bị chóng mặt Vì vậy, trước hết có thể làm giảm bớt các kích thích bằng cách: ngồi ở nơi thoáng mát, đầu tựa vào nơi cố định, không đọc sách báo hoặc nhìn các vật di chuyển bên ngoài (nhắm mắt là tốt nhất), đắp khăn mát lên trán, không ăn uống quá no…

Tuy nhiên, ở nhiều người bắt buộc phải dùng thuốc chống nôn: dùng thuốc dạng uống hoặc thuốc dạng cao dán (còn gọi là băng dán) lên vùng da phía sau tai.

Cao dán chống nôn

Cao dán chống nôn

Dạng cao dán (patch) được đề cập ở đây là dạng thuốc thấm qua da (còn gọi là hệ điều trị xuyên da). Dù chỉ là miếng băng dán mỏng hình chữ nhật hoặc hình tròn nhưng khi dán dính vào da, dược chất trong miếng băng dán (dược chất chống nôn là scopolamin) sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu để cho tác dụng toàn thân. Tác dụng toàn thân của thuốc làm giảm sự kích thích, giảm sự co thắt đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn. Đây là dạng thuốc tiện lợi vì duy trì sự cung cấp thuốc liên tục trong thời gian dài. Nếu cần có thể ngưng sự điều trị bằng cách bóc miếng cao dán ra khỏi da.

Lưu ý: Nên dán vào vùng da khô sau tai ít nhất 4 giờ trước khi lên tàu xe. Như vậy, nếu sáng sớm ngày hôm sau khởi hành nên dán vào ngay đêm hôm trước khi ngủ để thuốc có đủ thời gian thấm qua da vào máu. Sau khi dán hoặc gỡ miếng cao dán nên rửa kỹ tay. Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Đối với trẻ từ 8-15 tuổi, dùng nửa miếng dán.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật