Cao dán là gì? Dùng đúng cách và những trường hợp không nên dùng

Cao dán là gì?

Cao dán, băng dán hay còn gọi là thuốc dán xuyên thấm qua da hiện đang được sử dụng rất rộng rãi. Nhiều người lầm tưởng các loại dầu nóng, cao dán hoàn toàn vô hại nên sử dụng một cách tùy tiện, không cần hỏi ý kiến bác sĩ cũng như không xem kỹ hướng dẫn sử dụng

Hiện nay, rất nhiều người có thói quen sử dụng các loại cao dán khi bị đau vai đau cơ đau khớp đau đầu đau răng… vì chúng có tác dụng giảm đau tốt.

Cao dán có tác dụng làm giảm đau ở vùng lưng, vai, khớp...

Cao dán có tác dụng làm giảm đau ở vùng lưng, vai, khớp...

Phải dùng cao dán đúng cách

Mỗi loại cao dán có những chỉ định về cách dùng cụ thể, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chẳng hạn, khi dùng cao dán chống say tàu xe thì cần dán trước 4 giờ.

Mỗi loại cao dán có hướng dẫn sử dụng riêng, 

Mỗi khi sử dụng cao dán nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Loại tác dụng toàn thân có khi chứa chất độc, nên phải thận trọng. Chẳng hạn, băng dán dùng trong đau thắt ngực Nitroderm TTS chứa 5 mg hay 10 mg nitroglycerin thuốc tác dụng kéo dài nên cứ 24 giờ, cần một băng 5 mg, nếu không đủ hiệu lực thì dùng loại 10 mg. Cần dán đúng giờ, không nên dán thêm khi thuốc cũ vẫn còn hiệu lực.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại cao dán. Ngoài ra trẻ em cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng miếng băng dán trong 12 giờ/ngày.

Phải rửa sạch tay, lau khô trước khi thao tác.

Vùng da ở chỗ dán cao phải được rửa sạch, ít lông.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản miếng còn lại bằng cách miết chặt khóa ở miệng gói.

Cao dán tuy có những đặc điểm chuyên biệt nhưng không được lạm dụng và dùng bừa bãi

Cao dán tuy có những đặc điểm chuyên biệt nhưng không được lạm dụng và dùng bừa bãi

Trường hợp không nên dùng cao dán

Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ em nếu chúng lấy dán vào da.

Không dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc.

Không dán lên mắt niêm mạc vùng da bị  vết trầy xước vùng da nổi mụn…

Không dán cao quá lâu. Mỗi loại cao dán có chỉ định thời gian dán. Ví dụ, Salonpas chỉ định không dán quá 8 giờ. Nếu để quá lâu, vùng da ở nơi dán có thể bị phỏng.

Không nên dùng băng dán quá liều và quá thời gian chỉ định. Salonpas chỉ định không nên dán quá 3 lần/ngày và quá 7 ngày.

Nếu bạn bị dị ứng với các thuốc dán ngoài da thì không nên sử dụng các loại băng dán.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật