Những điều cần biết về vi-rút Zika để phòng ngừa hiệu quả

Dịch vi-rút Zika, tác nhân gây bệnh do muỗi truyền, lần đầu tiên được báo cáo từ Thái Bình Dương vào năm 2007 và 2013 (lần lượt ở Yap và French Polynesia) và năm 2015 từ các nước châu Mỹ (Brazil và Colombia), châu Phi (Cape Verde).

Cho tới nay, có tới trên 22 nước ở châu Mỹ đã rải rác có những trường hợp nhiễm bệnh do vi-rút Zika, cho thấy sự lây lan nhanh chóng của nó. Dưới đây là những điều bạn cần biết về loại vi-rút này:

Các dấu hiệu và triệu chứng

Những người bị nhiễm vi-rút Zika thường bị sốt nhẹ, nổi ban da (phát ban) và viêm kết mạc đau cơ và khớp đau đầu Các triệu chứng này thường nhẹ và kéo dài 2-7 ngày.Hiện nay, các cơ quan y tế đang điều tra về bệnh do vi-rút Zika để tìm kiếm thêm bằng chứng về mối liên quan giữa vi-rút Zika và tật đầu nhỏ.

Dịch vi-rút Zika

Dịch vi-rút Zika

Lây truyền

Vi-rút Zika lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti ở vùng nhiệt đới. Đây cũng chính là loài muỗi lây truyền sốt xuất huyết bệnh chikyngunya và sốt vàng da

Chẩn đoán

Vi-rút Zika được chẩn đoán qua PCR (phản ứng chuỗi polymerase) và phân lập vi-rút từ các mẫu máu.

Phòng ngừa

Muỗi và nơi sinh sản của chúng là một yếu tố nguy cơ đáng kể lây nhiễm vi-rút Zika.Sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo sáng màu, càng che kín cơ thể càng tốt, sử dụng các dụng cụ bảo vệ như lưới chống muỗi, ngủ trong màn chống muỗiLàm sạch và đậy nắp các vật chứa nước như xô, chậu, thùng… để ngăn chặn muối sinh sản.

Các thuốc trừ sâu theo khuyến cáo của WHO cũng có thể được sử dụng như thuốc diệt bọ gậy để xử lý những nơi chứa nước lớn.Điều trịBệnh do vi-rút Zika thường khá nhẹ và không cần điều trị đặc hiệu. Những người bị nhiễm vi-rút Zika nên nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và điều trị đau và sốt bằng các thuốc thông thường. Nếu các triệu chứng nặng lên, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Hiện nay chưa có vắc xin để phòng hoặc điều trị vi-rút Zika.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật