Mách bạn bí quyết chữa bệnh trĩ nội bằng cây sống đời

Cây sống đời (cây lá bỏng) ngoài việc trị bỏng còn có tác dụng trị thương, cầm máu, ho, điều hòa kinh nguyệt và chữa bệnh trĩ nội. Theo Đông y, ngọn và lá bỏng non có vị chát, hơi chua, tính mát, giúp giải độc, cầm máu, chữa bỏng, hoạt huyết chỉ thống, tiêu thũng…

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây lá bỏng

Chữa trĩ nội

Mỗi ngày dùng 10 lá bỏng (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn.

Trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh vết thương bằng nước pha muối. Sau 20-45 ngày sẽ khỏi.

Trị thương

Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên vết thương, sau mỗi ba giờ đồng hồ thay lá khác đắp lại.

Cầm máu

Khi đứt tay, chỉ cần lấy 3 – 4 lá bỏng rửa sạch, giã nát để đắp lên vết thương hoặc rửa sạch một nắm lá, giã nhuyễn hòa chung với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.

Nếu chảy máu cam giã từ 1 – 2 lá bỏng, dùng bông gòn thấm nước chấm bên trong mũi.

Chữa viêm họng

Lấy 10 lá bỏng, rửa sạch, chia làm nhiều lần để nhai sống trong ngày, buổi sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Khi nhai nên ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt cả nước lẫn cái.

Muốn trừ chứng viêm đại tràng mỗi ngày ăn 20 lá bỏng, buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá và tối 4 lá. Trẻ em từ 5 - 10 tuổi dùng nửa liều của người lớn. Ăn liên tục trong năm ngày.

Chữa đại tiện ra máu

Lấy 30gr lá bỏng, 10gr cỏ nhọ nồi 10gr ngải cứu (sao cháy), 10gr lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày một thang.

Tuy cây lá bỏng có thể chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng giống các thảo dược khác người sử dụng nên thận trọng vì nếu dùng không hợp người, hợp bệnh có thể gây hại.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật