Làm sao để vợ chồng "càng cãi nhau càng yêu nhau" hơn?

Là vợ chồng không thể tránh khỏi xung đột, có cặp vợ chồng sau khi cãi nhau ngậm đắng nuốt cay chia tay, có cặp vợ chồng lại hiểu nhau hơn và yêu nhau hơn. Nhưng mỗi lần hai vợ chồng xung đột là một thời điểm quan trọng bởi nó thể hiện hướng đi của tình yêu, vì thế bạn không nên xem nhẹ chuyện này.

Cần xem xét vấn đề, không làm tổn thương đến nhau
  
Một cuộc tranh luận đơn giản đôi khi xuất phát từ việc bạn tức giận vô cớ rồi trút giận lên đầu anh ấy, ví dụ như trung thu năm ngoái bố mẹ anh ấy không mời bạn đến ăn cơm, bạn bè của anh ấy thường xuyên đến nhà bạn ăn uống… Sau một hồi cãi vã, bạn nói ra một câu khiến anh ấy đau lòng: “ Lẽ ra không nên kết hôn với anh!”



Nhà tâm lý học người Anh chỉ ra rằng, không nên lôi lại những chuyện cũ trong khi tranh cãi, không nên nói xấu người nhà, bạn bè và đồng nghiệp của đối phương, nếu không, trận chiến sẽ không có hồi kết thúc và hai người không thể giải quyết được vấn đề. Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi bắt đầu “ khai chiến”, bạn nên tự hỏi mình 3 vấn đề: một là chính xác điều gì khiến cho bạn tức giận, hai là sự việc đã phát triển đến mức độ nào, có cần thiết phải dùng đến tranh cãi để giải quyết hay không, ba là tranh cãi có thể giải quyết được vấn đề không? Sau khi trả lời 3 vấn đề trên, bạn sẽ tự cảm thấy rằng, sự việc chưa đến mức cần phải tranh cãi với nhau.

Lùi để tiến, từ biết cách kiềm chế để hiểu nhau hơn

Sự ngọt ngào nhiều khi còn có uy lực hơn súng đạn thật, bởi vì đàn ông thường chỉ thích sự nhẹ nhàng. Đó được gọi là “ lấy nhu thắng cương”.

Bạn chuẩn bị đi họp lớp cấp 3, bạn muốn giới thiệu chồng mình với các bạn, nhưng anh ấy lại đến muộn 1 tiếng, chỉ chào hỏi bạn bè bạn rồi lại vội vã ra về. Bạn không chịu đựng nổi nên trách chồng: “ Anh thật không coi ai ra gì, đó là bạn bè cũ của em lâu rồi mới gặp, tại sao anh lại lạnh lùng với họ như thế?”

Các nhà tâm lý khuyên rằng, khi gặp trường hợp như vậy, so với việc to tiếng trách móc anh ấy không lịch sự, bạn bình tĩnh nói chuyện lý lẽ với anh ấy sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Ví dụ, bạn có thể nói: “ Anh vừa chào hỏi vài câu đã vội vã đi, thật là đáng tiếc, vốn dĩ em định kể rất nhiều về anh với mọi người.” Như vậy, quan hệ của anh ấy và bạn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Không nên tranh cãi mà không chú ý lắng nghe đối phương

Bạn và chồng thường vì rất nhiều chuyện nhỏ nhặt mà xuất hiện xung đột, ví dụ như chỉ có việc chọn xem nên đi ăn ở nhà hàng nào cũng cãi nhau, khi nào sinh em bé cũng cãi nhau, thậm chí việc dùng một từ sai cũng có thể dẫn đến ầm ĩ. Các nhà tâm lý học cho rằng, rất nhiều cặp vợ chồng biến cuộc tranh luận thành một cuộc họp kể tội. Làm thế nào để hai người có thể hiểu nhau hơn? Các chuyên gia đã đưa ra các cách giải quyết sau đây:

1. Bạn không nên nói những câu như: “Anh sao lại có thái độ như vậy với em?” “Anh lại phạm phải lỗi cũ rồi.” Những câu nói kiểu này sẽ khiến cho đối phương chuẩn bị tư thế tự vệ, anh ấy sẽ nghĩ rằng bạn lại đưa ra những phán đoán không có căn cứ.

2. Không nên nói với giọng khiêu khích như “ Anh không đưa em đi chơi thì em phải cảm ơn anh vì đã cho em được tự do.” Những câu nói như vậy không chỉ làm cho đối phương cảm thấy tức giận mà còn gây ra tác hại vô cùng to lớn, làm tổn thương đến tình cảm giữa hai người. 

3. Không ngắt lời anh ấy. Bạn cho rằng bạn hiểu hết mọi điều về anh ấy nên thường ngắt lời khi anh ấy nói, thực tế lại không phải là như vậy. Nếu bạn từ chối việc nghe anh ấy nói thì anh ấy làm sao có thể chú ý lắng nghe lời bạn nói? Bạn nên nói với anh ấy bạn nghĩ gì về anh ấy và lắng nghe ý kiến của anh ấy. Khi tranh luận với anh ấy, bạn nên dùng những cấu trúc câu như: “ Không phải là anh đã… sao?” “ Ý của anh là …” để bảo đảm rằng bạn đã hiểu đúng ý anh ấy nói, như vậy mới đạt đươc mục đích của việc lắng nghe.

Không nên dùng biện pháp “ Chiến tranh lạnh”

Có một cách không phải là thực sự hiệu quả nhưng tất cả mọi người đều thích dùng, đó là chiến tranh lạnh. Sau khi cãi nhau, bạn không nghe điện thoại của anh ấy, cố tình quên những gì đã hẹn với nhau, hoặc là về nhà bố mẹ đẻ.



Chiến tranh lạnh giống như một ván bài, bạn đem sự kiên nhẫn ra để chơi bạc, xem ai sẽ chọn sự thỏa hiệp trước mà làm cho tình cảm hai người trở nên lạnh lẽo. Các chuyên gia khuyên rằng, không nên dùng các hình thức khác nhau để trừng phạt đối phương, vì như vậy là bạn cũng đang trừng phạt chính mình.

Khi bạn bước đi vô định trên đường phố và về nhà muộn mỗi khi giận anh ấy, điều này không tích cực bằng việc bạn trở về nhà và làm nóng lại tình cảm của hai người. Bạn cùng đừng từ chối lắng nghe điện thoại của anh ấy sau mỗi lần giận dỗi trừ khi bạn định mãi mãi không bao giờ nghe điện thoại của anh ấy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật