Bài tiết là gì? Cơ quan và vai trò của bài tiết

1. Bài tiết là gi?

Bài tiết là một hoạt động của cơ thể nhằm thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể. Các sản phẩm cần được đào thải phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) Hay nói cách khác bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.  
 
Phổi, thận và da làm chức năng bài tiết
Phổi, thận và da làm chức năng bài tiết
 

* Các hoạt động bài tiết chính:
- Bài tiết nước tiểu chủ yếu nhờ thận
- Bài tiết khí CO2 chủ yếu nhờ phổi.
- Bài tiết mồ hôi chủ yếu nhờ da.
 
 
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể gồm CO2, mồ hôi và nước tiểu. Còn hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng như thuốc, các ion, cholesterol.
Như vậy. các sản phẩm thải chủ yếu gồm CO2, nước tiểu và mồ hôi tông qua các cơ quan bài tiết chính là da, thận và phổi. Trong đó, cơ quan thải CO2 là phổi. Thận đóng vai trò loại bỏ các chất thải khác qua nước tiểu
 
Khi việc loại bỏ các sản phẩm bị trì trệ thì các chất như CO2, axit uric, urê sẽ bị tích tụ nhiều trong máu làm biến đổi tính chất môi trường trong cơ thể. Lúc đó, cơ thể bị nhiễm độc và có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, hôn mê và tử vong.
 
Bài tiết có vai trò đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể
Bài tiết có vai trò đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể

2. Vai trò của bài tiết

Bài tiết đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể sống: 

- Lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong.

- Giúp cơ thể thải các chất độc hại, dư thừa ra môi trường ngoài.

- Đảm bảo tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật