Những cách phòng bệnh điếc nghề nghiệp ngay tại môi trường ồn ào nhất

Bệnh điếc nghề nghiệp là khái niệm không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, căn bệnh này không phải ai cũng mắc phải bởi tùy thuộc vào môi trường làm việc của mỗi người có khác nhau. Vậy có cách phòng bệnh này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và không bị bệnh trong môi trường làm việc ồn ào. Cùng theo dõi những bài viết dưới đây nhé!

Những cách phòng bệnh điếc nghề nghiệp

Em mới đi làm được 3 tháng. Em làm tại xưởng sản xuất, trực tiếp đứng máy nên tai luôn bị nhức bởi tiếng ồn. Em nghe nhiều người nói như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là tai. Vậy xin hỏi, biểu hiện của điếc bởi tiếng ồn, biện pháp phòng ngừa?

Lê Hải (Bình Dương)

Bệnh điếc nghề nghiệp là một bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 2 trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế. Hàng năm cả nước có khoảng 250 - 500 trường hợp được giám định y khoa kết luận là điếc nghề nghiệp.

Những cách phòng bệnh điếc nghề nghiệp hiệu quả

Bệnh điếc nghề nghiệp có thể do môi trường làm việc

Điếc nghề nghiệp thường gặp ở những người lao động trong môi trường quá ồn (xưởng cơ khí, xưởng gỗ...). Tác hại của tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng nhiều mặt đối với sức khỏe làm giảm năng suất lao động và giảm chất lượng cuộc sống của người lao động.

Những người lao động làm việc nơi có tiếng ồn từ 85 dBA trở lên, tiếp xúc liên tục dần dần sẽ bị giảm thính lực tiếp xúc từ 3 tháng trở lên và mỗi ngày trên 6 giờ sẽ dẫn tới điếc nghề nghiệp.

Triệu chứng bệnh điếc ban đầu của bệnh là nghe kém, người bệnh thường không biết. Bệnh thường diễn biến làm 3 giai đoạn với thời gian khác nhau tùy theo từng người. Giai đoạn đầu xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn, người bệnh cảm thấy ù tai mệt mỏi khó chịu, cảm giác tức ở hai tai đau đầu mất ngủ

Giai đoạn tiềm tàng: chỉ có triệu chứng duy nhất là nghe kém, nghe kém ngày càng tăng, kéo dài hàng tháng, hàng năm tùy theo mỗi người. Giai đoạn rõ rệt: người bệnh nhận thấy mình nghe kém khi giao tiếp ngôn ngữ, nghe kém cả hai tai ngày càng tăng đưa tới điếc, điếc không hồi phục.

Để hạn chế điếc nghề nghiệp, cần lưu ý cách phòng tránh như: thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; khám sức khỏe định kỳ, đo thính lực để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Người lao động khi tiếp xúc tiếng ồn cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ như nút tai, loa che tai...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật